27đề thi HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 9 năm học 2011- 2012 CÓ ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Diên | Ngày 17/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: 27đề thi HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 9 năm học 2011- 2012 CÓ ĐÁP ÁN thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007 – 2008

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (3 điểm)
Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?
Câu 2: ( 5 điểm)
Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN?
Câu 3: ( 4 điểm)
Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.
Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn;
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
Câu 4:(4 điểm)
Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? (3đ)
- Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì:
- Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ)
- Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... (0,25đ) từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ
- Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu0,25đ
- Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan(0,25đ) mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác0,25đ
- Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan(0,25đ) và để khái quát thành định luật(0,25đ), Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau(0,25đ). Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định(0,25đ) ở nhiều loài khác nhau(0,25đ), Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật0,25đs
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN.( 5điểm)
1/Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN (2đ)
- ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân0,25đ với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P.0,25đ và có cấu tạo bởi một mạch đơn0,25đ.
- Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít 0,25đ có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin 0,25đ ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít 0,25đ
- Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau 0,25đ tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù 0,25đ
2/ So sánh cấu tạo của ARN với AND (3điểm)
a/ Các đặc điểm giống nhau: 1,5đ
- Đều có kích thước và khối lượng lớn 0,25đ cấu trúc theo nguyên tắc đa phân 0,25đ
- Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P 0,25đ
- Đơn phân là nuclêôtít. 0,25đ có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X 0,25đ
- Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch 0,25đ.
b/ Các đặc điểm khác nhau: 1,5đ
Cấu tạo của AND (1đ)
Cấu tạo của ARN (0,5đ)

- Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau
- Chỉ có một mạch đơn

- Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U
- Chứa uraxin mà không có ti min

- Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch
-Không có liên kết hydrô

-Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN

Câu 3: ( 4điểm)
a/ Sơ đồ lai từ P F2
Theo qui ước đề bài:
A: ( hạt gạo đục ), a: ( hạt gạo trong). 0,25đ
Giống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA, 0,25đ
Giống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa. 0,25đ
Sơ đồ lai:
P:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Diên
Dung lượng: 635,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)