25 CÁCH CHĂM SÓC GIÚP CON KHỎE MẠNH
Chia sẻ bởi Lê Thị Lệ Thường |
Ngày 05/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: 25 CÁCH CHĂM SÓC GIÚP CON KHỎE MẠNH thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
25 CÁCH CHĂM SÓC GIÚP CON KHỎE MẠNH
“ Mẹ không phải là người hoàn hảo, nhưng mẹ sẽ yêu con một cách rất hoàn hảo. Mẹ yêu con rất nhiều ”.
Nuôi con bằng sữa mẹ. “Bú sữa mẹ càng lâu bao nhiêu, bé càng được khỏe mạnh bấy nhiêu. Vì trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất giúp sức đề kháng của bé phát triển chống lại chứng dị ứng và những căn bệnh truyền nhiễm.” - Helen O’Dell, trợ lý của M&B. 2. Tiêm vắc-xin. “Muốn giữ sức khỏe của con thật tốt, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để tiêm phòng đúng ngày. Vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tự tạo miễn dịch với những chứng bệnh phổ biến. Cũng đừng lo lắng quá vì chúng rất an toàn!” - Bác sĩ Low Kah Tzay, chuyên viên M&B - Tư vấn viên phụ khoa, chuyên viên phát triển trẻ em thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth. 3. Giữ ngôi nhà thật an toàn với trẻ. “Những ca nhập viện trẻ em thường là do tai nạn bất ngờ và hơn phân nửa số đó xảy ra ở ngay tại nhà. Vậy nên đừng bao giờ để bé ở một mình, đặt những vật dụng nguy hiểm xa khỏi tầm tay chúng và trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như cửa chắn cầu thang, chuông báo cháy…” - Hội Chữ thập đỏ Singapore. 4. Pha sữa đúng cách. “Những lúc sữa mẹ không đáp ứng đủ, hãy thật cẩn thận trong việc cho bé bú sữa bình. Tránh pha sữa quá loãng sẽ khiến sữa không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Ngược lại, nếu pha sữa quá đặc sẽ làm cho thận trẻ hoạt động quá sức.” - Christine Ong - Bác sĩ dinh dưỡng thuộc Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em. 5. Thật cẩn thận trong cách ăn uống của chính bạn. “Khi cho con bú, bạn đã truyền tất cả những gì mình hấp thụ qua cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Vậy nên hãy tránh sử dụng thức uống chứa caffeine hay rượu. Tự hạn chế mình ở mức dùng chỉ 2 hoặc 3 cốc trà, cà phê hoặc một cốc rượu nhỏ mỗi ngày. Tránh cho trẻ bú từ 2 - 3 tiếng sau khi uống, để cơ thể bạn đủ thời gian loại bỏ chất cồn ra ngoài. Đồng thời việc hút thuốc cũng làm tăng hàm lượng caffeine trong sữa mẹ nữa đấy!” - Tan Guat Choo, chuyên viên M&B, tư vấn viên về dinh dưỡng sữa mẹ, Bệnh viện Parkway – Singapore. 6. Luôn có sẵn paracetamol trong nhà: Si-rô paracetamol giúp bé hạ sốt. Nếu bạn còn băn khoăn về liều lượng dùng cho con, hãy tham vấn bác sĩ, điều đó cũng phụ thuộc vào cân nặng của bé nữa. Đừng tự ý cho con bạn dùng thuốc khi bé còn dưới 3 tháng. Với những bé dưới 2 tuổi, dùng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế điện tử sẽ cho kết quả thật chính xác. “Phải chú ý ngay khi nhiệt kế chỉ ra nhiệt độ cơ thể con bạn đang quá cao: 38oC đối với trẻ dưới 3 tháng, 38.3oC với trẻ từ 3 - 6 tháng và 39.4oC cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn có những biểu hiện nguy hiểm bất thường khác như bé không phản ứng lại sự trêu đùa của bạn hoặc xuất hiện những nốt phát ban trên da.” - Doreen Tan, chuyên viên M&B, Dược sĩ bệnh viện Alexandria. 7. Giấc ngủ thật sâu. Trẻ em dưới 2 tuổi cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày: 10 tiếng cho giấc ngủ buổi tối và thêm 1 hay 2 tiếng cho giấc ngủ trưa trong ngày. “Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong lúc ngủ, hooc-môn tăng trưởng được giải phóng, chất dinh dưỡng được hấp thụ và lượng kiến thức sẽ được não bộ xử lý, củng cố. Ngủ hay nghỉ ngơi cũng giúp bé nâng cao sức đề kháng. Những đứa trẻ thường xuyên bỏ giấc có khuynh hướng dễ lây các bệnh truyền nhiễm, rất dễ cáu kỉnh, hiếu động quá mức, thiếu tập trung và không phát triển đầy đủ các kỹ năng xã hội.”- Bác sĩ Low Kah Tzay, chuyên viên phụ khoa M&B. 8. Thường xuyên vui đùa với bé. Tiếng cười kích thích phát tán endorphin, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. “Nụ cười là liều thuốc tốt nhất, nó xoa dịu nỗi căng thẳng và giúp chữa lành cả lý trí, thể xác và tâm hồn. Sự lạc quan giúp vấn đề khó khăn trở nên đỡ căng thẳng hơn. Tiếng cười có sức lan truyền và giúp cổ vũ tinh thần những ai đang ở xung quanh bạn. Và điều quan trọng nhất, hãy tự vấn mình rằng, đừng làm bất cứ một việc gì trở nên quá trầm trọng. Hãy cứ nhẹ nhàng đi, rồi hoàn cảnh xung quanh cũng
“ Mẹ không phải là người hoàn hảo, nhưng mẹ sẽ yêu con một cách rất hoàn hảo. Mẹ yêu con rất nhiều ”.
Nuôi con bằng sữa mẹ. “Bú sữa mẹ càng lâu bao nhiêu, bé càng được khỏe mạnh bấy nhiêu. Vì trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất giúp sức đề kháng của bé phát triển chống lại chứng dị ứng và những căn bệnh truyền nhiễm.” - Helen O’Dell, trợ lý của M&B. 2. Tiêm vắc-xin. “Muốn giữ sức khỏe của con thật tốt, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để tiêm phòng đúng ngày. Vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tự tạo miễn dịch với những chứng bệnh phổ biến. Cũng đừng lo lắng quá vì chúng rất an toàn!” - Bác sĩ Low Kah Tzay, chuyên viên M&B - Tư vấn viên phụ khoa, chuyên viên phát triển trẻ em thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth. 3. Giữ ngôi nhà thật an toàn với trẻ. “Những ca nhập viện trẻ em thường là do tai nạn bất ngờ và hơn phân nửa số đó xảy ra ở ngay tại nhà. Vậy nên đừng bao giờ để bé ở một mình, đặt những vật dụng nguy hiểm xa khỏi tầm tay chúng và trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như cửa chắn cầu thang, chuông báo cháy…” - Hội Chữ thập đỏ Singapore. 4. Pha sữa đúng cách. “Những lúc sữa mẹ không đáp ứng đủ, hãy thật cẩn thận trong việc cho bé bú sữa bình. Tránh pha sữa quá loãng sẽ khiến sữa không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Ngược lại, nếu pha sữa quá đặc sẽ làm cho thận trẻ hoạt động quá sức.” - Christine Ong - Bác sĩ dinh dưỡng thuộc Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em. 5. Thật cẩn thận trong cách ăn uống của chính bạn. “Khi cho con bú, bạn đã truyền tất cả những gì mình hấp thụ qua cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Vậy nên hãy tránh sử dụng thức uống chứa caffeine hay rượu. Tự hạn chế mình ở mức dùng chỉ 2 hoặc 3 cốc trà, cà phê hoặc một cốc rượu nhỏ mỗi ngày. Tránh cho trẻ bú từ 2 - 3 tiếng sau khi uống, để cơ thể bạn đủ thời gian loại bỏ chất cồn ra ngoài. Đồng thời việc hút thuốc cũng làm tăng hàm lượng caffeine trong sữa mẹ nữa đấy!” - Tan Guat Choo, chuyên viên M&B, tư vấn viên về dinh dưỡng sữa mẹ, Bệnh viện Parkway – Singapore. 6. Luôn có sẵn paracetamol trong nhà: Si-rô paracetamol giúp bé hạ sốt. Nếu bạn còn băn khoăn về liều lượng dùng cho con, hãy tham vấn bác sĩ, điều đó cũng phụ thuộc vào cân nặng của bé nữa. Đừng tự ý cho con bạn dùng thuốc khi bé còn dưới 3 tháng. Với những bé dưới 2 tuổi, dùng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế điện tử sẽ cho kết quả thật chính xác. “Phải chú ý ngay khi nhiệt kế chỉ ra nhiệt độ cơ thể con bạn đang quá cao: 38oC đối với trẻ dưới 3 tháng, 38.3oC với trẻ từ 3 - 6 tháng và 39.4oC cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn có những biểu hiện nguy hiểm bất thường khác như bé không phản ứng lại sự trêu đùa của bạn hoặc xuất hiện những nốt phát ban trên da.” - Doreen Tan, chuyên viên M&B, Dược sĩ bệnh viện Alexandria. 7. Giấc ngủ thật sâu. Trẻ em dưới 2 tuổi cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày: 10 tiếng cho giấc ngủ buổi tối và thêm 1 hay 2 tiếng cho giấc ngủ trưa trong ngày. “Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong lúc ngủ, hooc-môn tăng trưởng được giải phóng, chất dinh dưỡng được hấp thụ và lượng kiến thức sẽ được não bộ xử lý, củng cố. Ngủ hay nghỉ ngơi cũng giúp bé nâng cao sức đề kháng. Những đứa trẻ thường xuyên bỏ giấc có khuynh hướng dễ lây các bệnh truyền nhiễm, rất dễ cáu kỉnh, hiếu động quá mức, thiếu tập trung và không phát triển đầy đủ các kỹ năng xã hội.”- Bác sĩ Low Kah Tzay, chuyên viên phụ khoa M&B. 8. Thường xuyên vui đùa với bé. Tiếng cười kích thích phát tán endorphin, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. “Nụ cười là liều thuốc tốt nhất, nó xoa dịu nỗi căng thẳng và giúp chữa lành cả lý trí, thể xác và tâm hồn. Sự lạc quan giúp vấn đề khó khăn trở nên đỡ căng thẳng hơn. Tiếng cười có sức lan truyền và giúp cổ vũ tinh thần những ai đang ở xung quanh bạn. Và điều quan trọng nhất, hãy tự vấn mình rằng, đừng làm bất cứ một việc gì trở nên quá trầm trọng. Hãy cứ nhẹ nhàng đi, rồi hoàn cảnh xung quanh cũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Lệ Thường
Dung lượng: 45,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)