20 CÂU HỎI VĂN 7

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Thắm | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: 20 CÂU HỎI VĂN 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
Chủ đề: Tục ngữ
Câu 1: Tục ngữ là gì?
Đáp án : Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
Câu 2 : Câu tục ngữ nào nói về con người và xã hội?
Nhất thì, nhì thục ;
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ ;
Đói cho sạch, rách cho thơm ;
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Đáp án : Câu c
Câu 3 : Câu tục ngữ nào nói về thiên nhiên và lao động sản xuất ?
Mống dài thì lụt, mống cụt thì mưa;
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ;
Học ăn, học nói, học gói, học mở ;
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đáp án : Câu a
Chủ đề : Qua Đèo Ngang
Câu 4 : Bài thơ sau có nhan đề gì và của tác giả nào ?
‘Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
Đáp án: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 5: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?
Đáp án: Thất ngôn bát cú Đường luật.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU:
Chủ đề: Thể thơ thất ngôn bát cú
Câu 1: Trình bày sự hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật?
Đáp án: Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần chữ cuối câu 1,2,4,6,8, có niêm luật chặt chẽ, có phép đối giữa 2 cặp câu giữa.
Chủ đề: Rút gọn câu
Câu 2: Bài thơ trên, câu nào là câu rút gọn ?
Đáp án:
- Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
- Dừng chân đứng lại, trời non nước.
Câu 3: Vì sao trong thơ, ca dao thường dùng nhiều câu rút gọn?
Đáp án: Thơ, ca dao thường giới hạn câu chữ tùy thuộc vào thể thơ.
Chủ đề: Chơi chữ
Câu 4: Bài thơ trên dùng lối chơi chữ nào ? Hãy chỉ ra.
Đáp án: Từ đồng nghĩa : quốc – nước; gia – nhà.
Chủ đề: Bạn đến chơi nhà
Câu 5: Cho biết cụm từ ta với ta ở bài này có gì khác so với cụm từ ta với ta ở bài Bạn đến chơi nhà?
CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP:
Chủ đề: Trạng ngữ
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương có viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
a. Chỉ ra trạng ngữ trong hai câu thơ trên. Cho biết đó là trạng ngữ gì?
Đáp án: Ngày ngày: trạng ngữ chỉ thời gian.
b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 4- 6 câu có dùng trạng ngữ khác loại với trạng ngữ trên.
Gợi ý: Có thể nêu trạng ngữ chỉ nơi chốn, phương tiện, cách thức ... trong đoạn văn.
Chủ đề: Điệp ngữ
c. Ngoài biện pháp tu từ ẩn dụ còn phép tu từ nào được sử dụng trong hai câu trên? Viết một đoạn văn có dùng phép tu từ em vừa tìm được.
Đáp án: Điệp ngữ
Gợi ý: Có thể viết đoạn văn có dùng một trong ba dạng điệp ngữ đã học: cách quãng, nối tiếp, chuyển tiếp.
Chủ đề: Văn miêu tả
d. Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ ai? Viết đoạn văn 4-6 câu giới thiệu vài nét về người ấy?
Đáp án: Mặt trời” trong câu thơ thứ 2 chỉ Bác Hồ.
Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên so sánh với vị lãnh tụ dân tộc  VN. Đoạn văn: Viết đúng yêu cầu (nói  đến  sự vĩ đại của Bác trong lòng nhân dân Việt Nam.Dù 
Bác mất nhưng tư tưởng của Bác “ vẫn là kim chỉ nam” dẫn đường cho dân tộc VN).
Chủ đề: Cuộc chia tay của những con búp bê.
e. Viết đoạn văn ngắn (4-6 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thủy trong văn bản ”Cuộc chia tay của những con búp bê”(Khánh Hoài).
Gợi ý: Viết đúng nội dung yêu cầu của đoạn văn khoảng 4-6 câu (sai 5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm)
Câu hỏi vận dụng cao:
Chủ đề: Văn chứng minh
Đê 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Thắm
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)