2 Bài văn nghị luận
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 11/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: 2 Bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
2 Bài văn nghị luận
1/ Những yêu cầu chủ yếu của văn nghị luận: - Nghị luận là dùng ý kiến, lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được phải thấu lí và đạt tình, đồng thời phải có cách nghị luận hợp lí. - Bài nghị luận hợp lí phải đạt được những yêu cầu sau:
+ Đúng hướng + Trật tự + Mạch lạc + Trong sáng
Ngoài ra bài văn nghị luận cần phải sinh động, hấp dẫn và sáng tạo.
Dưới đây mời tham khảo một bài thơ ( Văn vần cho dễ nhớ ) về bài văn nghị luận và một bài văn mẫu.
2/ Nghị luận xã hội (Tư tưởng, đạo lí) cần nhớ :
“Cầm đề ổn định tinh thần Vừa đọc, vừa nghĩ ba lần chi li Ba yêu cầu, giấy nháp ghi Nội dung, thể loại, phạm vi làm bài
Lập dàn ý, thực hành ngay Ai ơi hãy nhớ đừng sai chủ đề Mở bài đừng kéo lê thê Ghi lời trích dẫn, chuyển đề vào thân Chứng Minh dẫn chứng rất cần Lí lẽ, phân tích góp phần sáng ra Tiêu biểu, đủ hợp, thật thà Khoa học, thời sự xảy ra thuở nào? Giải Thích đen, bóng, rộng, sâu Qui nạp, diễn dịch, bắc cầu chớ quên Đặt câu hỏi, trả lời liền Có ai thấu hiểu nỗi niềm sâu xa Bình luận lí tình thiết tha Bước một giải thích sơ qua đề bài Dùng lí lẽ, dẫn chứng hay Đánh giá việc ấy đúng sai thế nào? Thế là, căn cứ, vì sao? Bước hai bàn bạc nâng cao vấn đề Quan điểm trái ngược ta phê Lạc hậu, tiên tiến, khen chê những gì? Xưa nay, mai mốt khác chi? Gia, trường, xã hội nó thì đúng không? Bước ba : Ý nghĩa ước mong Giúp cho tổ quốc thành công xây đời Kết bài hãy nhớ ai ơi! Xong rồi bài học, nhớ lời trước sau….
3/ Bài mẫu :
Học làm văn là giúp ta rèn luyện ngôn ngữ, ngôn từ, phát triển năng lực trí tuệ, tâm hồn, góp phần phát triển nhân cách con người. Dưới đây là 1 bài văn nghị luận mẫu:
Đề : Em hãy giải thich, bình luân câu tọc ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
Bài làm
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta đánh giá, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ.
Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời. Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi.
Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không.
Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình
1/ Những yêu cầu chủ yếu của văn nghị luận: - Nghị luận là dùng ý kiến, lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được phải thấu lí và đạt tình, đồng thời phải có cách nghị luận hợp lí. - Bài nghị luận hợp lí phải đạt được những yêu cầu sau:
+ Đúng hướng + Trật tự + Mạch lạc + Trong sáng
Ngoài ra bài văn nghị luận cần phải sinh động, hấp dẫn và sáng tạo.
Dưới đây mời tham khảo một bài thơ ( Văn vần cho dễ nhớ ) về bài văn nghị luận và một bài văn mẫu.
2/ Nghị luận xã hội (Tư tưởng, đạo lí) cần nhớ :
“Cầm đề ổn định tinh thần Vừa đọc, vừa nghĩ ba lần chi li Ba yêu cầu, giấy nháp ghi Nội dung, thể loại, phạm vi làm bài
Lập dàn ý, thực hành ngay Ai ơi hãy nhớ đừng sai chủ đề Mở bài đừng kéo lê thê Ghi lời trích dẫn, chuyển đề vào thân Chứng Minh dẫn chứng rất cần Lí lẽ, phân tích góp phần sáng ra Tiêu biểu, đủ hợp, thật thà Khoa học, thời sự xảy ra thuở nào? Giải Thích đen, bóng, rộng, sâu Qui nạp, diễn dịch, bắc cầu chớ quên Đặt câu hỏi, trả lời liền Có ai thấu hiểu nỗi niềm sâu xa Bình luận lí tình thiết tha Bước một giải thích sơ qua đề bài Dùng lí lẽ, dẫn chứng hay Đánh giá việc ấy đúng sai thế nào? Thế là, căn cứ, vì sao? Bước hai bàn bạc nâng cao vấn đề Quan điểm trái ngược ta phê Lạc hậu, tiên tiến, khen chê những gì? Xưa nay, mai mốt khác chi? Gia, trường, xã hội nó thì đúng không? Bước ba : Ý nghĩa ước mong Giúp cho tổ quốc thành công xây đời Kết bài hãy nhớ ai ơi! Xong rồi bài học, nhớ lời trước sau….
3/ Bài mẫu :
Học làm văn là giúp ta rèn luyện ngôn ngữ, ngôn từ, phát triển năng lực trí tuệ, tâm hồn, góp phần phát triển nhân cách con người. Dưới đây là 1 bài văn nghị luận mẫu:
Đề : Em hãy giải thich, bình luân câu tọc ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
Bài làm
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta đánh giá, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ.
Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời. Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi.
Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không.
Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 7,06KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)