15 ki quan thiên nhiên
Chia sẻ bởi Lai Thi Sen |
Ngày 12/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: 15 ki quan thiên nhiên thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
15 kì quan thiên nhiên
ấn tượng nhất
Từ những cánh rừng mênh mông đến bộ sưu tập các sinh vật biển khổng lồ, trái đất khoe vẻ đẹp kỳ ảo qua một vài cảnh quan ấn tượng nhất.
1- Central Sikhote Alin (Nga). Dãy núi này sở hữu một trong những khu rừng ôn đới giàu có và khác lạ nhất thế giới. Nó là đới pha trộn giữa taiga (rừng tùng bách) và cận nhiệt đới, nơi các loài phía nam như hổ và gấu Himalaya cùng chung sống với các loài phía bắc như gấu nâu và linh miêu.
2- Jungfrau-Aletsch-Bietschhorn (Thuỵ Sĩ). Một trong những vùng băng giá nhất của dãy núi Alps, bao gồm con sông băng lớn nhất châu Âu và những đặc điểm hiển hình do sông băng gây ra như thung lũng hình chữ U, thung lũng hình lòng chảo, các đỉnh sừng và băng tích.
3- Khu bảo tồn Cerrado (Brazil), một trong những hệ sinh thái nhiệt đới đa dạng nhất và cổ xưa nhất trái đất.
4- Công viên quốc gia Alejandro de Humboldt (Cuba). Địa chất phức tạp và địa hình phong phú đã tạo ra sự đa dạng sinh thái và hệ sinh vật không đâu có được ở hòn đảo Caribbe này, và là một trong những khu đảo nhiệt đới có đa đạng sinh học lớn nhất trên thế giới.
5- Quần đảo Galápagos (Ecuador). Nằm ở Thái Bình Dương, cách lục địa Nam Mỹ trên 1.000 km, 19 hòn đảo ở đây được gọi là "bảo tàng sống và cuộc triển lãm tiến hoá" độc nhất vô nhị. Sự cô lập của nơi đây đã tạo ra những dạng sống kỳ lạ, như cự đà cạn, rùa khổng lồ và nhiều loại chim sẻ - là cảm hứng để ra đời thuyết tiến hoá của Darwin.
6- Công viên quốc gia hồ Turkana (Kenya). Là hồ nước mặn lớn nhất châu Phi, Turkana là một phòng thí nghiệm tự nhiên cho các nghiên cứu về thực và động vật. Nó là điểm dừng chân của chim nước di cư và là nơi sinh sản quan trọng của cá sấu sông Nile, hà mã, nhiều loài rắn độc.
8- Hẻm núi vĩ đại (Grand Canyon) Arizona, Mỹ. Dài 446 km, rộng có nơi từ 6,4 đến 29 km, hẻm núi này được tạo bởi sông Colorado trong hơn 6 triệu năm qua. Người ta có thể đọc được ở đây gần 2 tỷ năm lịch sử của trái đất.
9- Cánh đồng băng Columbia (Alberta), Canada. Rộng khoảng 325 km2, sâu từ 100 tới 365 mét và tiếp nhận thêm 7 mét tuyết rơi mỗi năm. Nó cung cấp nguyên liệu cho 8 con sông băng lớn.
10- Rạn san hô vĩ đại (The Great Barrier Reef), Australia. Là hệ rạn san hô lớn nhất thế giới, với khoảng 1.000 rạn đơn lẻ và 900 đảo, nằm ở tây bắc Australia. Người ta có thể quan sát thấy nó từ trên quỹ đạo và là cấu trúc đơn lẻ lớn nhất trên trái đất được tạo bởi sinh vật sống.
11- Thác Thiên thần (Angel Falls), Venezuela. Là thác nước cao nhất thế giới, với màn nước ngọt đổ từ độ cao 807 mét. Độ cao của thác lớn đến mức trước khi chạm vào bất cứ đâu gần mặt đất, nước đã bị gió mạnh đánh tan thành sương mù.
12- Vredefort Dome Johannesburg (Nam Phi). 2 tỷ năm trước, một thiên thạch có đường kính 10 km đã va xuống trái đất khoảng 100 km về phía tây nam Johannesburg, tạo ra một hố thiên thạch khổng lồ. Vùng này nay được gọi là Vredefort Dome. Đây được xem là vụ va chạm thiên thạch lớn nhất từng có với trái đất.
13- Cực quang Bắc cực. Những màn sáng khổng lồ đủ màu sắc nhảy múa trên bầu trời, chỉ xuất hiện ở vùng cực.
14- Rừng mưa Amazon (Nam Mỹ). Là rừng lá rộng ẩm ướt nhất trong thung lũng Amazon ở Nam Mỹ. Nó phủ trên 5,5 triệu km2, qua 9 nước. Cánh rừng này đại diện cho hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới còn lại trên hành tinh.
15- Milford Sound (New Zealand). Nó chính xác là một vịnh hẹp, ăn sâu vào lục địa 15 km, bao quanh bởi các mặt đá dựng đứng.
ấn tượng nhất
Từ những cánh rừng mênh mông đến bộ sưu tập các sinh vật biển khổng lồ, trái đất khoe vẻ đẹp kỳ ảo qua một vài cảnh quan ấn tượng nhất.
1- Central Sikhote Alin (Nga). Dãy núi này sở hữu một trong những khu rừng ôn đới giàu có và khác lạ nhất thế giới. Nó là đới pha trộn giữa taiga (rừng tùng bách) và cận nhiệt đới, nơi các loài phía nam như hổ và gấu Himalaya cùng chung sống với các loài phía bắc như gấu nâu và linh miêu.
2- Jungfrau-Aletsch-Bietschhorn (Thuỵ Sĩ). Một trong những vùng băng giá nhất của dãy núi Alps, bao gồm con sông băng lớn nhất châu Âu và những đặc điểm hiển hình do sông băng gây ra như thung lũng hình chữ U, thung lũng hình lòng chảo, các đỉnh sừng và băng tích.
3- Khu bảo tồn Cerrado (Brazil), một trong những hệ sinh thái nhiệt đới đa dạng nhất và cổ xưa nhất trái đất.
4- Công viên quốc gia Alejandro de Humboldt (Cuba). Địa chất phức tạp và địa hình phong phú đã tạo ra sự đa dạng sinh thái và hệ sinh vật không đâu có được ở hòn đảo Caribbe này, và là một trong những khu đảo nhiệt đới có đa đạng sinh học lớn nhất trên thế giới.
5- Quần đảo Galápagos (Ecuador). Nằm ở Thái Bình Dương, cách lục địa Nam Mỹ trên 1.000 km, 19 hòn đảo ở đây được gọi là "bảo tàng sống và cuộc triển lãm tiến hoá" độc nhất vô nhị. Sự cô lập của nơi đây đã tạo ra những dạng sống kỳ lạ, như cự đà cạn, rùa khổng lồ và nhiều loại chim sẻ - là cảm hứng để ra đời thuyết tiến hoá của Darwin.
6- Công viên quốc gia hồ Turkana (Kenya). Là hồ nước mặn lớn nhất châu Phi, Turkana là một phòng thí nghiệm tự nhiên cho các nghiên cứu về thực và động vật. Nó là điểm dừng chân của chim nước di cư và là nơi sinh sản quan trọng của cá sấu sông Nile, hà mã, nhiều loài rắn độc.
8- Hẻm núi vĩ đại (Grand Canyon) Arizona, Mỹ. Dài 446 km, rộng có nơi từ 6,4 đến 29 km, hẻm núi này được tạo bởi sông Colorado trong hơn 6 triệu năm qua. Người ta có thể đọc được ở đây gần 2 tỷ năm lịch sử của trái đất.
9- Cánh đồng băng Columbia (Alberta), Canada. Rộng khoảng 325 km2, sâu từ 100 tới 365 mét và tiếp nhận thêm 7 mét tuyết rơi mỗi năm. Nó cung cấp nguyên liệu cho 8 con sông băng lớn.
10- Rạn san hô vĩ đại (The Great Barrier Reef), Australia. Là hệ rạn san hô lớn nhất thế giới, với khoảng 1.000 rạn đơn lẻ và 900 đảo, nằm ở tây bắc Australia. Người ta có thể quan sát thấy nó từ trên quỹ đạo và là cấu trúc đơn lẻ lớn nhất trên trái đất được tạo bởi sinh vật sống.
11- Thác Thiên thần (Angel Falls), Venezuela. Là thác nước cao nhất thế giới, với màn nước ngọt đổ từ độ cao 807 mét. Độ cao của thác lớn đến mức trước khi chạm vào bất cứ đâu gần mặt đất, nước đã bị gió mạnh đánh tan thành sương mù.
12- Vredefort Dome Johannesburg (Nam Phi). 2 tỷ năm trước, một thiên thạch có đường kính 10 km đã va xuống trái đất khoảng 100 km về phía tây nam Johannesburg, tạo ra một hố thiên thạch khổng lồ. Vùng này nay được gọi là Vredefort Dome. Đây được xem là vụ va chạm thiên thạch lớn nhất từng có với trái đất.
13- Cực quang Bắc cực. Những màn sáng khổng lồ đủ màu sắc nhảy múa trên bầu trời, chỉ xuất hiện ở vùng cực.
14- Rừng mưa Amazon (Nam Mỹ). Là rừng lá rộng ẩm ướt nhất trong thung lũng Amazon ở Nam Mỹ. Nó phủ trên 5,5 triệu km2, qua 9 nước. Cánh rừng này đại diện cho hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới còn lại trên hành tinh.
15- Milford Sound (New Zealand). Nó chính xác là một vịnh hẹp, ăn sâu vào lục địa 15 km, bao quanh bởi các mặt đá dựng đứng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lai Thi Sen
Dung lượng: 587,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)