15/2003/QH11-Luật thi đua, khen thưởng

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Tiên | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: 15/2003/QH11-Luật thi đua, khen thưởng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

QUỐC HỘI
______
Luật số: 15/2003/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________


LUẬT
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
 
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về thi đua, khen thưởng.
 
CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1
Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng.
Điều 2
Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài.
Điều 3
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Điều 4
Nhà nước thực hiện khen thưởng qua tổng kết thành tích các giai đoạn cách mạng; khen thưởng thường xuyên và đột xuất; khen thưởng theo niên hạn công tác và khen thưởng đối ngoại.
Điều 5
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Điều 6
1. Nguyên tắc thi đua gồm:
A) Tự nguyện, tự giác, công khai;
B) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Nguyên tắc khen thưởng gồm:
A) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
B) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
C) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
D) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Điều 7
Danh hiệu thi đua gồm:
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân;
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể;
3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.
Điều 8
Các hình thức khen thưởng gồm:
1. Huân chương;
2. Huy chương;
3. Danh hiệu Vinh dự Nhà nước;
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
6. Bằng khen;
7. Giấy khen.
Điều 9
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 10
1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:
A) Phong trào thi đua;
B) Đăng ký tham gia thi đua;
C) Thành tích thi đua;
D) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
2. Căn cứ xét khen thưởng:
A) Tiêu chuẩn khen thưởng;
B) Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích;
C) Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
Điều 11
Nhà nước bảo đảm mọi quyền lợi về tinh thần và vật chất của cá nhân, tập thể được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Nhà nước dành ngân sách thích đáng cho công tác thi đua, khen thưởng; khuyến khích mọi cá nhân, tập thể người Việt Nam và nước ngoài tham gia đóng góp vào Quỹ thi đua, khen thưởng của Nhà nước.
Điều 12
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, động viên các thành viên của mình và tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
2. Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua;
3. Giám sát việc thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Tiên
Dung lượng: 207,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)