10 cách chế ngự căng thẳng
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Minh |
Ngày 12/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: 10 cách chế ngự căng thẳng thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
10 cách chế ngự căng thẳng
Bạn bị căng thẳng vì quá tải trong công việc? Hãy thử chế ngự điều đó bằng một số gợi ý nhỏ dưới đây để có thể khôi phục trạng thái thăng bằng trong cuộc sống và công việc của bạn.
Chủ động vận động
Gần như tất cả các hình thức tập thể dục và vận động thể chất đều có tác dụng giải tỏa căng thẳng. Hoạt động thể chất có khả năng kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi thuộc não bộ sản xuất ra endorphin - hợp chất được coi là thuốc giảm đau tự nhiên và tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn, khiến trạng thái stress bị đẩy lùi.
Thiền định
Trong khi thiền định, bạn hãy cố gắng tập trung và dẹp hết những lộn xộn trong tâm trí đang khiến bạn căng thẳng. Thiền định cho bạn cảm giác bình yên thuần khiết và có tác dụng với không chỉ trạng thái căng thẳng mà còn tốt cho cả sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể áp dụng cách giải tỏa này ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào bạn cần đến sự trợ giúp của pháp môn này.
“Mười thang thuốc bổ"
Đó là cách ví dân gian về tác dụng thần kỳ của nụ cười. Sự hài hước trong cuộc sống có thể giúp bạn chống lại đau ốm, bệnh tật rất hiệu quả. Vì thế, hãy tranh thủ mọi cơ hội để bạn có thể bật cười thoải mái khi đang căng thẳng. Ngay cả khi bạn cười gượng thì nụ cười đó cũng mang lại cho bạn những chuyển biến tích cực về thể chất. Vì vậy, khi bạn stress thì đọc truyện cười, xem phim hài hoặc đi chơi với những người bạn vui tính... là những gợi ý rất bổ ích.
Ra khỏi vỏ ốc
Khi bạn bị căng thẳng và cáu kỉnh, bản năng sẽ khiến bạn muốn thu mình lại, trốn tránh giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nhưng thực tế là, để sớm thoát khỏi tình trạng này - bạn nên tăng cường các hoạt động giao lưu với người thân, bạn bè và xã hội để có cách nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Hãy tạm gác công việc sang một bên để đi du lịch, đi uống cà phê bông phèng với bạn bè hay đi thăm viếng đền chùa... Bạn sẽ thực sự cảm nhận rất rõ ràng sự thay đổi tích cực trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Khẳng định mình
Bạn muốn làm rất nhiều thứ, nhưng năng lực thực tế của bạn lại có hạn. Hãy tìm ra cách thích hợp nhất để cố gắng khẳng định rằng, bạn có thể với một số việc tưởng như là bất khả thi. Sự hiếu thắng kích thích bạn vươn lên để đạt mục đích và khi khẳng định được mình, niềm vui đã giải thoát bạn khỏi tình trạng căng thẳng.
Tập yoga
Với hàng loạt các tư thế và bài tập kiểm soát hơi thở, yoga là một thuốc giảm stress rất phổ biến. Yoga là phương thức bao gồm sự vận động tích cực của đồng thời thể chất và tinh thần để đạt được an lạc trong tâm và thân, giúp bạn thư giãn và kiểm soát được căng thẳng, lo lắng. Trong đó, Hatha yoga là một gợi ý tốt vì đây là phương thức yoga được ví như sự cứu rỗi của tinh thần thông qua việc tập thể dục.
Ngủ
Trạng thái căng thẳng thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên do thiếu ngủ. Bạn có quá nhiều việc để làm và quá nhiều vấn đề để suy nghĩ khiến ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Khi bạn ngủ đủ giấc và ngủ ngon, bộ não của bạn cũng như cơ thể được phục hồi. Vì thế, chất lượng và thời lượng giấc ngủ bạn có ảnh hưởng đến toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của bạn.
Viết lách
Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân chính là một cách rất hữu hiệu để cảm xúc không bị dồn nén. Hãy viết bất kỳ điều gì bạn muốn, đừng bận tâm đến ngữ pháp hay chính tả mà để cho suy nghĩ của bạn tự do tuôn ra như một dòng chảy. Sau khi hoàn tất, hãy lưu giữ tất cả những điều đó lại - nó sẽ giúp bạn nhìn lại bản thân và bạn biết mình nên làm gì tốt nhất mỗi khi tình trạng căng thẳng lặp lại.
Nghe nhạc
Nghe hay chơi nhạc là một thuốc giảm stress rất tốt vì nó giúp ổn định tinh thần, giảm căng cơ bắp và giảm các kích thích tố gây căng thẳng. Nếu âm nhạc không phải sở thích của bạn thì hãy lựa chọn những thú vui khác như làm vườn, may vá, hay bất cứ điều gì khiến bạn tập trung sự chú ý... nhưng không nhất thiết phải hoàn thành.
Tìm điểm tựa
Nếu tình trạng căng thẳng của bạn sắp vượt quá sức chịu đựng và bạn có thể ngã gục bởi trạng thái này - hãy tìm cho mình một điểm tựa tinh thần để họ có thể giúp bạn vượt qua tình trạng này. Gặp gỡ một chuyên gia tâm lý sẽ là một ý hay bởi họ có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây căng thẳng và cho bạn những gợi ý hoặc công cụ đối phó rất hữu hiệu.
Bạn bị căng thẳng vì quá tải trong công việc? Hãy thử chế ngự điều đó bằng một số gợi ý nhỏ dưới đây để có thể khôi phục trạng thái thăng bằng trong cuộc sống và công việc của bạn.
Chủ động vận động
Gần như tất cả các hình thức tập thể dục và vận động thể chất đều có tác dụng giải tỏa căng thẳng. Hoạt động thể chất có khả năng kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi thuộc não bộ sản xuất ra endorphin - hợp chất được coi là thuốc giảm đau tự nhiên và tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn, khiến trạng thái stress bị đẩy lùi.
Thiền định
Trong khi thiền định, bạn hãy cố gắng tập trung và dẹp hết những lộn xộn trong tâm trí đang khiến bạn căng thẳng. Thiền định cho bạn cảm giác bình yên thuần khiết và có tác dụng với không chỉ trạng thái căng thẳng mà còn tốt cho cả sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể áp dụng cách giải tỏa này ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào bạn cần đến sự trợ giúp của pháp môn này.
“Mười thang thuốc bổ"
Đó là cách ví dân gian về tác dụng thần kỳ của nụ cười. Sự hài hước trong cuộc sống có thể giúp bạn chống lại đau ốm, bệnh tật rất hiệu quả. Vì thế, hãy tranh thủ mọi cơ hội để bạn có thể bật cười thoải mái khi đang căng thẳng. Ngay cả khi bạn cười gượng thì nụ cười đó cũng mang lại cho bạn những chuyển biến tích cực về thể chất. Vì vậy, khi bạn stress thì đọc truyện cười, xem phim hài hoặc đi chơi với những người bạn vui tính... là những gợi ý rất bổ ích.
Ra khỏi vỏ ốc
Khi bạn bị căng thẳng và cáu kỉnh, bản năng sẽ khiến bạn muốn thu mình lại, trốn tránh giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nhưng thực tế là, để sớm thoát khỏi tình trạng này - bạn nên tăng cường các hoạt động giao lưu với người thân, bạn bè và xã hội để có cách nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Hãy tạm gác công việc sang một bên để đi du lịch, đi uống cà phê bông phèng với bạn bè hay đi thăm viếng đền chùa... Bạn sẽ thực sự cảm nhận rất rõ ràng sự thay đổi tích cực trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Khẳng định mình
Bạn muốn làm rất nhiều thứ, nhưng năng lực thực tế của bạn lại có hạn. Hãy tìm ra cách thích hợp nhất để cố gắng khẳng định rằng, bạn có thể với một số việc tưởng như là bất khả thi. Sự hiếu thắng kích thích bạn vươn lên để đạt mục đích và khi khẳng định được mình, niềm vui đã giải thoát bạn khỏi tình trạng căng thẳng.
Tập yoga
Với hàng loạt các tư thế và bài tập kiểm soát hơi thở, yoga là một thuốc giảm stress rất phổ biến. Yoga là phương thức bao gồm sự vận động tích cực của đồng thời thể chất và tinh thần để đạt được an lạc trong tâm và thân, giúp bạn thư giãn và kiểm soát được căng thẳng, lo lắng. Trong đó, Hatha yoga là một gợi ý tốt vì đây là phương thức yoga được ví như sự cứu rỗi của tinh thần thông qua việc tập thể dục.
Ngủ
Trạng thái căng thẳng thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên do thiếu ngủ. Bạn có quá nhiều việc để làm và quá nhiều vấn đề để suy nghĩ khiến ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Khi bạn ngủ đủ giấc và ngủ ngon, bộ não của bạn cũng như cơ thể được phục hồi. Vì thế, chất lượng và thời lượng giấc ngủ bạn có ảnh hưởng đến toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của bạn.
Viết lách
Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân chính là một cách rất hữu hiệu để cảm xúc không bị dồn nén. Hãy viết bất kỳ điều gì bạn muốn, đừng bận tâm đến ngữ pháp hay chính tả mà để cho suy nghĩ của bạn tự do tuôn ra như một dòng chảy. Sau khi hoàn tất, hãy lưu giữ tất cả những điều đó lại - nó sẽ giúp bạn nhìn lại bản thân và bạn biết mình nên làm gì tốt nhất mỗi khi tình trạng căng thẳng lặp lại.
Nghe nhạc
Nghe hay chơi nhạc là một thuốc giảm stress rất tốt vì nó giúp ổn định tinh thần, giảm căng cơ bắp và giảm các kích thích tố gây căng thẳng. Nếu âm nhạc không phải sở thích của bạn thì hãy lựa chọn những thú vui khác như làm vườn, may vá, hay bất cứ điều gì khiến bạn tập trung sự chú ý... nhưng không nhất thiết phải hoàn thành.
Tìm điểm tựa
Nếu tình trạng căng thẳng của bạn sắp vượt quá sức chịu đựng và bạn có thể ngã gục bởi trạng thái này - hãy tìm cho mình một điểm tựa tinh thần để họ có thể giúp bạn vượt qua tình trạng này. Gặp gỡ một chuyên gia tâm lý sẽ là một ý hay bởi họ có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây căng thẳng và cho bạn những gợi ý hoặc công cụ đối phó rất hữu hiệu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Minh
Dung lượng: 95,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)