Array

Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành | Ngày 12/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:



NHÀ


TRƯỜNG


THÂN


THIỆN


HỌC


SINH


TÍCH


CỰC
HỌC ĐỂ HỌC CÁCH HỌC – HỌC ĐỂ LÀM-
HỌC ĐỂ SÁNG TẠO- HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG VỚI NGƯỜI KHÁC

http://NgocLinhSon.violet.vn
http://NgocLinhSon.tk
Đọc Văn - Tiết 61,62 Ngày soạn :15.11.2008
Lớp 12 – Ban cơ bản Ngày giảng:15.02.2008
Kim Lân


Tổ Văn
Giáo viên Nguyễn Hành Minh
Năm học 2008 – 2009
A.Tìm hiểu chung.
I.Tác giả.
II.Tác phẩm.
a.Xuất xứ.
b.Tóm tắt.
B. Đọc - hiểu văn bản.
I.Hướng dẫn đọc.
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Tình huống truyện
2.Nhân vật Tràng.
3.Nhân vật bà cụ Tứ.
4.Nghệ thuật.
5.Chủ đề.
6.Bài tập củng cố.
Bài tập về nhà.
-Học sinh phải ghi phần kiến thức cơ bản
mà giáo viên đã ghi trên bảng vào trong
vở học.
-Phần chữ trắng thể hiện trên màn hình
chiếu cũng là phần kiến thức cơ bản
( trừ phần bài tập củng cố ).

-Những màu chữ khác trên màn hình là
những phần diễn giải, mở rộng nếu ghi
có thể sẽ không kịp thời gian.
A.TÌM HIỂU CHUNG.

I.Tác giả.


-Kim Lân (1920-2007),
tên khai sinh là Nguyễn
Văn Tài, quê ở làng Phù
Lưu,xãTânHồnghuyện
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
-Năm 1944 , ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc,
sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng
chiến và cách mạng.
Dựa vào tiểu dẫn SGK
nêu những nét chính về
cuộc đời và sự nghiệp
của Kim Lân.
-Các sáng tác của ông
tập trung vào đề tài nông
thôn, phản ánh vẻ đẹp tâm
hồn, sinh hoạt lành mạnh
của người dân quê cực
nhọc, khổ nghèo.



-Sinh thời ông sống ở Hà
Nội. Ông từ trần năm 2007
sau một thời gian dài bị
bệnh hen suyễn.
-Tác phẩm:Tập truyện ngắn:
Nên vợnên chồng (1955),
Con chó xấu xí (1962)

II.Tác phẩm.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập
Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là
Tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng
tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi
hoà bình lấp lại(1954), ông dựa vào một phần cốt truyện
cũ để viết truyện ngắn này.
Dựa vào tiểu dẫn sách giáo khoa nêu
xuất xứ của truyện ngắn Vợ Nhặt.
1.Xuất xứ.
2.Tóm tắt.
Dựa vào văn bản sách giáo khoa
tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt.
Truyện viết về một cuộc hôn nhân diễn ra trong tình cảnh éo le. Đó
là chuyện một người đàn bà trong thời đói kém, chỉ vì bốn bát bánh đúc
đã chấp nhận theo không một anh tên là Tràng đã nghèo, còn xấu xí, ế vợ,
lại là dân ngụ cư. Chuyện Tràng bỗng nhiên “nhặt” được vợ khiến mọi
người trong xóm ngụ cư, kể cả mẹ Tràng cũng ngạc nhiên, lạ lẫm. Khi hiểu
ra mọi chuyện, họ đều vừa mừng, vừa lo cho đôi vợ chồng mới. Hạnh
phúc của đôi vợ chồng mới diễn ra trong không khí ảm đạm, chết chóc …
Họ quây quần trong bữa ăn ngày đói. Bữa ăn thật thảm hại nhưng họ ăn
vui vẻ, ngon lành. Họ còn bàn chuyện làm ăn, chuyện Việt Minh phá kho
thóc của Nhật. Ngoài đình, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập.Trong ý nghĩ
của Tràng vụt hiện lên cảnh người đói ầm ầm kéo nhau đi phá kho thóc
Nhật dưới lá cờ đỏ bay phấp phới.
B. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
I.Hướng dẫn đọc.
Mặc dù văn bản dài nhưng các em cần phải đọc qua một
lần toàn văn bản để có thể cảm nhận chung về cốt truyện
và nhân vật. Sau đó, đi sâu vào tác phẩm. Chọn đọc kĩ
những đoạn cần thiết để suy nghĩ, thưởng thức thêm cái
ý vị sâu xa và thú vị của truyện ngắn này. Chẳng hạn cần
đọc kĩ những đoạn sau :
+ Tràng dẫn người vợ “nhặt” đi qua xóm ngụ cư.
+ Cảnh bà cụ Tứ gặp người con dâu trong đêm.
+ Cảnh buổi sáng hôm sau : một không khí mới mẻ và
bữa cơm đẩu đón nàng dâu.
+ Đoạn kết : tiếng trống thúc thuế và hình ảnh đoàn
người đi phá kho thóc có lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên
trong óc Tràng.

Khi đọc cần chú ý về tình huống truyện và suy nghĩ về ba
nhân vật, đặc biệt là Tràng và bà cụ Tứ.
II.TÌM HIỂU TÁC PHẨM.
1.Mạch truyện và các đoạn trong tác phẩm
Thảo luận nhóm : Dựa vào mạch truyện , có thể chia
tác phẩm thành mấy đoạn ? Nêu ý chính của mỗi
đoạn và cho biết mạch truyện đã được dẫn dắt như
thế nào ?
Mạch truyện được dẫn dắt tự nhiên như vốn nó diễn
ra trong những ngày đói năm 1945 ở một xóm ngụ cư.
Câu chuyện xảy ra từ chiều hôm trước đến sáng
hôm sau trong gia đình bà cụ Tứ gồm các đoạn sau :

Tràng dẫn người vợ qua xóm ngụ cư về nhà trong
buổi chiều ngày đói.

-Tràng nhớ lại những lần gặp gỡ người đàn bà ở
chỗ đẩy xe thóc giờ đây đã thành vợ của mình.

-Bà cụ Tứ về, Tràng thưa chuyện với mẹ, và câu
chuyện giữa mẹ chồng và con dâu mới trong đêm.

-Buổi sáng hôm sau : một không khí gia đình thật ấm
cúng hiện lên trong căn nhà lụp xụp của Tràng và
buổi cơm đón nàng dâu trong niềm vui lẫn hờn tủi.

-Đoạn kết : tiếng trống thúc thuế vang lên dồn dập
ngoài đình, nhưng trong óc Tràng lại hiện lên hình
ảnh đoàn người đi phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ bay.
2.Tình huống truyện.
Học sinh suy nghĩ cá nhân : Tình huống Vợ nhặt
như nhan đề của truyện biểu hiện như thế nào ?
Tình huống truyện độc đáo ấy có tác dụng gì đối
với nội dung , ý nghĩa tác phẩm.
Người như Tràng vừa nghèo, vừa xấu, lại là dân ngụ cư mà lại lấy được vợ, thậm chí có vợ theo.
Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân
chẳng xong mà lại dám lấy vợ.
NẠN ĐÓI NĂM 1945
Nạn đói khủng khiếp năm 1945, một trong những
trang bi thảm nhất trong lịch sử dân tộc ta do phát
xít Nhật và Pháp gây ra. Hậu quả là mùa xuân Ất
Dậu năm 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, dân ta
lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử : hơn hai
triệu người chết đói thê thảm. Có làng chết gần hết,
nhiều người chết lả trên đường đi, nơi gốc cây, ven
đường nhiều gia đình phải ăn cháo cám, ăn rau, ăn
củ chuối thay cơm.
Giáo viên giảng
Nếu không phải năm đói thì không ai thèm lấy Tràng.
Bởi đây là “Vợ nhặt”, có cần cheo cưới gì đâu, vì thế
Tràng mới lấy được vợ.

Một người không thể lấy vợ được mà lại có vợ một
cách dễ dàng như Tràng nên đây là điều lạ mà ai
cũng ngạc nhiên ngay cả bản thân Tràng cũng vậy.
Chuyện Tràng lấy vợ tạo nên một sự xáo trộn buồn
tủi, vui mừng,lo sợ trong tâm trạng của mọi người,
không thể không ảnh hưởng đến hạnh phúc của
đôi vợ chồng mới và niềm vui mong manh của bà
cụ Tứ khi có con dâu.
+ Người trong xóm ngụ cư vừa mừng vừa lo
cho Tràng.
+ Bà cụ Tứ vừa mừng, vừa thương, vừa tủi, vừa lo
cho con.

+ Chính Tràng cũng vừa vui vừa “chợn “, “ thóc gạo
này đến cái thân mình cũng chả có nuôi nổi không,
lại còn đèo bòng”.
Hạnh phúc của vợ chồng Tràng, niềm vui của bà
cụ Tứ phải diễn ra trong một không khí ảm đạm
chết chóc, với những tiếng hờ khóc người chết đói.
Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu chỉ ăn cháo cám,
ăn mà không dám nhìn nhau.
Qua tình huống “Vợ nhặt “độc đáo, Kim Lân đã

nói lên sâu sắc niềm khao khát tổ ấm gia đình và

tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay

trên bờ vực thẳm của cái chết. Đó là nội dung nhân

đạo chủ nghĩa cảm động nhất của tác phẩm.
3. Nhân vật Tràng.
Dựa vào văn bản để làm rõ niềm khao khát tổ ấm
của Tràng .
Gợi ý : Lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về

qua xóm ngụ cư và nhất là trong buổi sáng

đầu tiên sau khi có vợ ?
- Lúc quyết định lấy người đàn bà làm vợ :
Mặc dầu “chợn” nhưng Tràng vẫn tặc lưỡi“Chậc, kệ !”
-> Niềm khao khát tổ ấm gia đình như một tiềm thức,

một tình cảm đã có từ lâu trong lòng người nông dân

nghèo khổ này, giờ đây nó bật thành tiếng nói, thành

hành động.
- Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư :
Tâm trạng Tràng tỏ ra thích chí và tự đắc:
“ mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường.

Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng

lên lấp lánh,“cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”.
Cái vẻ hãnh diện hồn nhiên của một con người lần

đầu tiên dẫn vợ mình đi qua xóm làng.

-Trong buổi sáng đầu tiên có gia đình :

Tràng bỗng nhận ra một sự thay đổi mới mẻ,
khác lạ : từ nhà ,cửa, sân vườn cho đến mẹ và vợ
hắn đều khác.

“ bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với
cái nhà hắn lạ lùng”

“một nguồn vui sướng ,phấn chấn đột ngột tràn
ngập trong lòng.

Bây giờ hắn mới thấy hắn “nên người”, hắn thấy
hắn có “bổn phận” phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Khát khao tổ ấm gia đình của Tràng được diễn tả

sâu sắc và tinh tế. Hạnh phúc gia đình đã lay động

mạnh mẽ và làm biến chuyển, thay đổi tình cảm con

người, nâng con người của Tràng lên cao đẹp hơn.
=>Thể hiện tư tưởng nhân đạo và nhân văn của Kim

Lân khi viết về những người nông dân nghèo khổ

đang trên bờ vực thẳm của cái chết nhưng họ vẫn

hướng về sự sống, về tổ ấm gia đình.
Khát vọng của Tràng cũng chính là
khát vọng của bao thế hệ con người
Việt Nam từ xưa đến nay. Đó là khát
vọng bình dị mà vô cùng đẹp đẽ của
những tâm hồn, nhân cách Việt Nam.
Đại ý lời bình mở rộng
của giáo viên sau khi tìm hiểu
nhân vật Tràng.
4. Nhân vật bà cụ Tứ.
Tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ khi
Tràng có vợ biểu hiện như thế nào? Từ đó em có
nhận xét gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?
- Vui vì con trai có vợ, bà đã có con dâu mới “ u cũng mừng trong lòng ”.
-Buồn tủi và lo nhiều vì bà không lo vợ được cho con
và lo vì “chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”
- Trong buổi tối ấy bà khóc nhiều vì thương con trai
và nhất là con dâu . Mới gặp thị lần đầu bà đã gọi
thị là “con”.
- Trong buổi sáng hôm sau, bà cụ dạy sớm dọn dẹp
nhà cửa cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu.
- Nồi cháo cám- nói lên tấm lòng người mẹ nông dân trong bữa cơm đầu đón nàng dâu mới.
=> Bà cụ Tứ là những con người “đàng sau

manh áo rách là những tấm lòng vàng”.

Đó là điển hình bà mẹ nông dân nhân hậu.
=> Khẳng định sự bất diệt của khát vọng sống và

tinh thần nhân bản cao quý ở những người lao

động một đời cơ cực, tăm tối.
Đại ý lời bình của
giáo viên sau khi tìm hiểu nhân vật
Bà cụ Tứ.
Tấm lòng của cụ Tứ là kết tinh của triệu
triệu ấm lòng các bà mẹ trên quê hương
Việt Nam.Tình thương yêu – Lòng nhân hậu
là những giá trị muôn đời bền vững làm nên
những Tượng đài về người Phụ Nữ Việt Nam,
Người Mẹ Việt Nam trở nên bất tử
trong lòng dân tộc.
5.Nghệ thuật.
Từ việc tìm hiểu truyện ,em hãy nêu những
đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
-
-Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. Cách
dẫn dắt câu chuyện tự nhiên , giản dị, chặt chẽ
nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và
tính cách nhân vật.


-Dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
-Đối thoại sinh động, hấp dẫn, làm rõ tâm lí từng
nhân vật.
-Miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc , giản dị.
6.Chủ đề.
Qua tình cảnh thê thảm của người nông
dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp
năm 1945, tác phẩm thể hiện bản chất tốt
đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên
bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự
sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương
yêu đùm bọc lẫn nhau.
Từ việc tìm hiểu văn
bản em hãy rút ra
chủ đề tác phẩm.
Những liên hệ, suy nghĩ
mang tính giáo dục qua bài học.
( Giáo viên định hướng cho học sinh)
Truyện giúp các em cảm nhận đượcmột
giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc.
Trải qua bao gian khó nét đẹp trong tâm hồn
Việt tự bao đời nay vẫn luôn ngời sáng ,
ấp ủ và gìn giữ một niềm tin bất diệt.
Là người học sinh các em phải luôn phấn
đấu học tập và rèn luyện nhân cách đạo
đức tốt đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1.Truyện ngắn Vợ nhặt lúc đầu có tên là :
A.Nên vợ nên chồng
B. Đôi lứa xứng dôi
C.Xóm ngụ cư.
D.Cuộc hôn nhân kì lạ.
2.Hình ảnh “ngọn đèn “trong đêm tân hôn có
ý nghĩa gì ?
A.Tượng trưng cho ngọn lửa của tình người mà
ánh sáng đã được nhen lên từ trong trái tim mỗi
con người.
B.Biểu hiện cảm hứng lạc quan, soi tỏ một ngày mới,
một trang mới trong cuộc đời ,tâm hồn, sự sống mỗi
nhân vật.
C.Thắp lên trong lòng người đọc một tình yêu cuộc
sống, hi vọng một sự đổi đời.
D. Cả A, B, C
3. Đâu là tư tưởng chủ đạo của Vợ nhặt.
A.Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít
Nhật đẩy dân ta vào nạn đói khủng khiếp, khiến thân
phận con người trở nên nhỏ bé, tầm thường.
B.Truyện khẳng định : Đi theo cách mạng và quật khởi
đấu tranh, đó là con đường sống của người lao động
cùng khổ.
C.Người lao động củng khổ dù rơi vào hoàn cảnh bi
thảm đến đâu vẫn tin vào sự sống và tương lai, vẫn
muốn sống cho nên người.
D.Chính tình thương và hạnh phúc mới có thể làm
thay đổi con người.
4.Đâu là câu nói đầu tiên của bà cụ Tứ với con dâu mới ?
A.Thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng
mừng lòng.
B.Con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
C.Chúng mày lấy nhau lúc này , u thương quá.
D.Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn.
5.Người “ vợ nhặt “ xuất hiện trong tác phẩm như một
con số không tròn trĩnh ngoài cách gọi của tác giả là
” cô ả “,” thị “, “người đàn bà”, không còn một thông tin
nào khác. Đập vào mắt người đọc là một con người tả tơi
,gầy sọp, xám xịt … Tác giả có dụng ý nào khi khắc hoạ
hình tượng như thế ?
A.Tác giả ghét cô ta.
B.Vì ngoại hình cô ta giống như thế và tác giả muốn gây
ấn tượng cho độc giả về một người phụ nữ xấu xí.
C.Con người dẫu có khốn cùng đến mức nào cũng luôn
nuôi hi vọng được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
D.Miêu tả như thế để cho nhân vật nữ này xứng đôi với
anh Tràng gầy gò,nghèo rớt mồng tơi.
Câu 1. Trình bày vắn tắt về giá trị hiện thực
và nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt.
Câu 2. Phát biểu những suy nghĩ chân thực
của em sau khi học truyện ngắn Vợ nhặt của
nhà văn Kim Lân.
HÌNH ẢNH KIM LÂN
NẠN ĐÓI NĂM 1945
http://NgocLinhSon.violet.vn
http://NgocLinhSon.tk
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: 2,32MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)