Array

Chia sẻ bởi nguyễn thị thúy hồng | Ngày 05/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP
MỤC TIÊU CHUNG
(4 tuần: từ 10/11 đến 05/12/2014)
GVTH: Nguyễn Thị Thúy Hồng

I. Phát triển thể chất- dinh dưỡng
- Vận động thô: bò thấp chui qua cổng, đi trên ghế thể dục, bật sâu 25-30cm , trèo thang hái quả.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo trong một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng…
- Vận động tinh: rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
- Dinh dưỡng - sức khỏe:
- Biết 4 nhóm thực phẩm là sản phẩm của nghề nông.
- Biết ích lợi của các nghề đối với cuộc sống con người.
- Biết một số quy định an toàn lao động trong nghề nghiệp.
* Phòng chống các bệnh thường gặp, phòng chống tay chân miệng. Tránh chơi những vật dụng nguy hiểm, sắc nhọn , …
II. Phát triển nhận thức
- Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau và mối quan hệ qua lại giữa các nghề, biết công cụ, sản phẩm, ích lợi của các nghề phục vụ cho đời sống con người: nghề xây dựng, nghề nông, cô giáo, nghề chăm sóc giúp đỡ cộng đồng.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, phán đoán, nhận xét, kỹ năng thao tác hoạt động và phân loại đồ dùng sản phẩm một số nghề.
- Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.
- Nhận biết và phân biệt hình vuông - hình chữ nhật, tam giác - hình tròn, so sánh rộng hẹp của 2 đối tượng, đếm đến 4 và nhận biết nhóm có 4 đối tượng.
III. Phát triển ngôn ngữ
- Có khả năng lắng nghe nhận biết âm thanh được sử dụng hàng ngày trong các loại công cụ của các nghề, phát âm đúng một số từ mới.
- Diễn đạt mạch lạc và giao tiếp trong các hoạt động hàng ngày.
- Biết đọc thơ diễn cảm bài: bé làm bao nhiêu nghề, chú giải phóng quân, Bàn tay cô giáo.
- Chuyện: Thần sắt
IV. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Trẻ đóng vai thể hiện cử chỉ thái độ hành vi trong giao tiếp qua các hoạt động.
- Tham gia các trò chơi mô phỏng về hoạt động các nghề.
- Biết quý trọng người lao động.Thích thú tự hào được làm công việc của người lao động, ước mơ trở thành làm nghề đó.
- Giữ gìn sản phẩm người lao động làm ra
V. Phát triển thẩm mỹ
- Cảm nhận cái đẹp qua trang phục, sản phẩm các nghề.
- Minh họa một số nghề thông qua tạo hình: Vẽ, nặn một số đồ dùng, sản phẩm các nghề.
- Thể hiện cảm xúc khi hát: “cô giáo em”, “ cháu yêu cô chú công nhân”, “chú bộ đội”, Lớn lên cháu lái máy cày
*Ngày hội ngày lễ
- Ngày 20/11 Ngày nhà giáo Việt Nam
- Ngày 22/12 thành lập quân đội nhân dân Việt Nam


CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP

1.Tranh, hình ảnh
- Truyện: món quà của cô giáo, ba chú heo con trên vi tính
- Tranh ảnh: giáo viên, công an, bộ đội, bác sĩ…..
- Công nhân xây dựng, thợ mộc.
- Gặt lúa, máy cày, nông dân
- Băng nhạc
2.Vật liệu, đồ dùng đồ chơi
- Giấy màu, mút xốp, hồ dán
- Họa báo
- Các vật liệu phế thải: hộp sữa, lon nước yến, hộp giấy, lá cây khô.
3. Chuyện tranh, thơ chữ to
- Truyện: món quà của cô giáo, ba chú heo con
- Đồng dao :đi cầu đi quán.
- Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề, chiếc cầu mới, làm bác sĩ.
4. Phụ huynh ủng hộ
- Tranh, lịch, họa báo về các nghề
- In màu hình ảnh, đồ dùng sản phẩm các nghề.




























MẠNG NỘI DUNG

MẠNG HOẠT ĐỘNG
TUẦN 1





KẾ HOẠCH TUẦN I
BÉ THÍCH LÀM THỢ XÂY
(Thực hiện từ 10/11 - 14/11/2014)
GV: Nguyễn Thị Thúy Hồng

Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6

Đón trẻ
Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ, chơi tự do.
- Trò chuyện về công việc, nơi làm việc, đồ dùng, trang phục của nghề xây dựng
- Biết giữ an toàn, tránh đến gần những công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị thúy hồng
Dung lượng: 296,00KB| Lượt tài: 179
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)