Array

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh | Ngày 05/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG SUY DINH DƯỠNG VÀ BÉO PHÌ CHO TRẺ MẦM NON”
I. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Về mặt lí luận
Từ nhận thức “ sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khoẻ. Sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc chăm sóc, giáo dục trẻ đúng cách là yêu cầu rất lớn.
Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường Mầm non không ngừng phát triển, để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì được phát huy theo chiều hướng tích cực, phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Về mặt thực tiễn
Qua thực tế tôi quan sát được khi công tác tại trường Mầm non Việt Quang I những năm gần đây cho thấy số trẻ bị béo phì và suy dinh dưỡng đang dần tăng lên do kiến thức nuôi dạy trẻ ở một số bậc phụ huynh còn hạn chế. Những gia đình có điều kiện thì ép con em mình ăn thật nhiều không để ý đến sự cân bằng các chất trong thực đơn của trẻ. Còn những gia đình điều kiện khó khăn thì không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong ngày cho trẻ hoặc chế biến thức ăn không hợp khẩu vị hoặc cho trẻ ăn chưa đúng cách khiến trẻ không muốn ăn, thậm chí sợ ăn. Đối với những loại bệnh này tuy không phải bệnh vô phương cứu chữa nhưng cũng không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưỡng nặng nguyên nhân diễn biến rất phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng và kéo theo các bệnh liên quan khác và kéo theo sự sa sút về kinh tế gia đình và kinh tế xã hội. Còn trẻ bị béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật như: bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp…. Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sự sáng tạo, sự phát triển của trẻ. Từ những thực tế trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ mầm non” để viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra giải pháp tốt phù hợp với điều kiện địa phương mình.
1.3. Về tính cấp thiết:
Qua thực tế quan sát được và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ từ đ/c y tế trường học tôi nhận thấy rằng cần phải tìm ra những biện pháp cần thiết để giảm tỉ lệ trẻ còi xương, suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất có thể để trẻ có một sức khỏe tốt, phát triển hài hòa cân đối để trẻ lĩnh hội được những tri thức tiền khoa học lớn lên xây dựng quê hương đất nước. Từ những thực tế nêu trên cho thấy phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay. Không chỉ có một cá nhân một trường học quan tâm còn là một vấn đề quan trọng cần thiết mà cả xã hội đang quan tâm và lo lắng.
1.4. Về năng lực nghiên cứu của tác giả
Khi chọn đề tài sáng kiến này bản thân tôi đã đề ra kế hoạch nghiên cứu cụ thể thực trạng tình hình chiều cao, cân nặng của trẻ ở các độ tuổi trong toàn trường ứng trên biểu đồ tăng trưởng để biết được những trẻ nào suy dinh dưỡng hay béo phì ở mức độ nào. Từ đó rút ra được những mục tiêu và mục đích nghiên cứu, các giải pháp để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ.
Trong quá trình đưa sáng kiến vào thực nghiệm bản thân tôi đã tích cực kiểm tra và rút ra những kết luận, kết quả đối chứng khách quan, cụ thể để khẳng định tính thiết thực của đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện
- Sớm phát hiện và phục hồi sức khoẻ cho trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì nhằm góp phần nâng cao chất lượng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh
Dung lượng: 214,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)