Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm

Chia sẻ bởi Hồ Thụy Ý Như | Ngày 02/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

KĨ NĂNG
XÂY DỰNG KẾ HỌACH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LÝ DO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM:
Cũng như hiệu trưởng đối với nhà trường, GVCN đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Nếu xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cùng lớp sẽ xác định được rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học, đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này.
NỘI DUNG
Một số khái niệm cơ bản: Kế hoạch chủ nhiệm, lập kế hoạch chủ nhiệm.
Cấu trúc nội dung bản kế hoạch chủ nhiệm.
Cách xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo loại kế hoạch công tác năm, tháng, tuần.
4
6.Kế hoạch từng tháng (từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau)- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
7. Kế hoạch sơ kết học kì (học kì I từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau; học kì II từ tháng 2 đến tháng 5)- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
8. Kế hoạch tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
9. Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
8. Kế hoạch tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
9. Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
( Nguồn thông tin để xây dựng: Chỉ thị thực hiện kế hoạch năm học của Bộ, nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng, kế hoạch năm học của Trường và đặc điểm riêng của Lớp: Qua học bạ năm học trước, GVCN cũ, phiếu điều tra HS đầu năm,…)
1. Thuận lợi - Thời cơ
* Khi phân tích các điểm mạnh (thuận lợi) thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Lớp của chúng ta có những điểm mạnh nào?
+ Những thành công của lớp trong năm học vừa qua là gì?
+ Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả tốt nhất ?
+ ……………………
* Khi phân tích các cơ hội thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Chủ trương sắp tới của Nhà nước, Chỉ thị năm học của Bộ; Kế hoạch năm học (Sở, Phòng), ... sẽ đem lại những lợi thế gì cho trường, cho lớp chúng ta?
+ Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp gì cho nhà trường/ lớp hay không?
+ ….
2. Khó khăn - thách thức
* Khi phân tích các điểm yếu thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Lớp của chúng ta có những điểm yếu nào?
+ Những yếu tố nào dẫn đến thất bại của lớp trong năm học vừa qua?
+ Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả kém nhất ?
+ ….
* Khi phân tích các mối nguy hại thường phải trả lời những câu hỏi sau:
+ Các quán Internet, game online, karaoke,…có ảnh hưởng gì đến học sinh trong trường hoặc lớp mình hay không?
+ Xu hướng bạo lực học đường có xâm nhập vào trường, lớp mình không?
+ Đường giao thông xuống cấp và nạn kẹt xe, ùn tắc có ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh hay không?
+ ….
Khi đã hiểu được tất cả những điểm yếu của tập thể lớp và từng thành viên trong lớp, GVCN sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà bản thân chưa nhận thức hết. Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích giữa lớp này và lớp khác trong trường, GVCN có thể phác thảo một kế hoạch phù hợp phát triển lớp học để đạt đến mục tiêu mong đợi.
- Tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài đó, cho phép GVCN xác định vấn đề của lớp học là gì? Vì sao lại có vấn đề đó? Vấn đề của ai? Có thể làm gì để giải quyết vấn đề đó? Có thể gặp hậu quả gì nếu bỏ sót vấn đề đó?,…
1. Để xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm hiệu quả, khả thi, GVCN cần tuân thủ theo quy trình 6 bước sau:
Bước 1: Phân tích môi trường lớp học (học bạ năm trước, trao đổi với thầy cô giáo CN cũ, phát mẫu phiếu điều tra cá nhân,…)
Bước 2: Xây dựng định hướng phát triển lớp học
III. CÁCH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM
Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt của lớp
Bước 4: Xác định các giải pháp cần tiến hành để đạt được mục tiêu
Bước 5: Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 6: Viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế hoạch của lớp trước khi thực hiện
2. Trước khi lập kế hoạch chúng ta cần:
Dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ năm học cùng với các chỉ tiêu mà nhà trường định hướng
Kết hợp với kết quả nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của học sinh (cá nhân và tập thể)
Các điều kiện, nguồn lực (từ trong tập thể lớp, trong trường, các lực lượng xã hội khác) và quan trọng là mong muốn của tập thể lớp cùng GVCN dự kiến sẽ đạt được những mục tiêu nào mà xây dựng kế hoạch.
3. Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời:
+ Lớp chúng ta đang ở đâu? (hiện lớp ta đang ở trạng thái / giai đoạn phát triển nào?)
+ Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu? (chúng ta sẽ phát triển lớp đạt được các mức độ nào trong thời hạn xác định: Một học kì? Một năm học?)
+ Lớp chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện nào để tới được đó? (Làm thế nào để chúng ta đạt được các tiêu chí trong mục tiêu phát triển đó ?)
+ Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích? (Phát triển tập thể HS thành môi trường lớp học thân thiện)
4. Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch CN:
Khi viết văn bản và tuyên truyền kế hoạch, GVCN cần ghi nhớ 3 vấn đề cốt lõi là: Trọng tâm - Đúng hướng - Truyền đạt, quảng bá.
Các yếu tố cần và đủ để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm thành công là:
+ Sự tham gia tích cực của mọi thành viên lớp học (GV bộ môn, HS, CMHS,…)
+ Phối hợp hài hòa các kế hoạch hoạt động cụ thể của lớp học (kế hoạch giáo dục đạo đức; kế hoạch hoạt động ngoại khóa; kế hoạch hoạt động của chi hội CMHS, kế hoạch hoạt động cuả chi đội,…) vào những thời gian hợp lí
+ Viết ra được các thông tin cần thiết và truyền đạt, quảng bá rộng rãi.
KẾ HỌACH THAM KHẢO
KẾ HOẠCH NĂM HỌC: (dùng để tham khảo)
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP 81…
Năm học:2011-2012
Chủ đề năm học: “ Thi đua rèn đức luyện tài
Làm nhiều việc tốt,ngày mai huy hoàng”

I/ Đặc điểm môi trường lớp học:
1) Thuận lợi - Thời cơ
2) Khó khăn - Thách thức

II/ Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu:
( Nguồn thông tin để xây dựng: Trên cơ sở phân tích đặc điểm môi trường lớp và vận dụng nguyên tắc phân tích phù hợp với đặc điểm môi trường hoạt động của lớp)

1/ Duy trì sĩ số:
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
2. Giáo dục trí tuệ
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
3. Giáo dục đạo đức
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
4. Giáo dục thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
5. Giáo dục thể chất
a) Mục tiêu
b) Nhiệm vụ
c) Chỉ tiêu
6. Lao động và hướng nghiệp
a) Mục tiêu
b) Nhiệm vụ
c) Chỉ tiêu
8. Các hoạt động tập thể khác
a) Những yêu cầu cần đạt
b) Các chỉ tiêu phấn đấu
c) Các danh hiệu phấn đấu
III/ Các biện pháp chính:
Khi xác định các giải pháp, với mỗi giải pháp cần trả lời các câu hỏi sau:
Cần làm gì để đạt đến mục tiêu?
Làm như thế nào?
Các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp là gì?
Xây dựng một kế hoạch cho một công việc cụ thể về công tác chủ nhiệm
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC (tham khảo)
I/ Mục tiêu
Xây dựng nội quy lớp học giúp:
- Giáo dục, nuôi dưỡng và bảo đảm sự phát triển lành mạnh, an toàn, thân thiện cho HS trong lớp.
Thể hiện văn hoá, truyền thống của tập thể lớp
HS hiểu những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp, đâu là giới hạn không được vượt qua.
- Giúp HS tự giác thực hiện chính những điều mình tự nguyện đặt ra.
II/ Cách thực hiện Căn cứ vào Điều lệ và nội quy của nhà trường, nhiệm vụ năm học, GVCN yêu cầu HS quán triệt và có thể bổ sung thêm những chuẩn mực khác tạo nên văn hoá của tập thể lớp. Xây dựng nội quy lớp học với sự tham gia của HS toàn lớp.
Bước 1: GVCN nêu vấn đề, các tổ thảo luận các câu hỏi:
Em mong muốn lớp mình trở nên như thế nào?
Em mong muốn gì ở thầy cô và bạn bè?
- Để đạt được những điều mong đợi, mỗi người nên làm gì? Không nên làm gì?
Bước 2: Làm việc chung toàn lớp:
- Các tổ trình bày ý kiến của tổ mình trước lớp
GVCN cùng cả lớp dựa trên ý kiến của các tổ thảo luận, xây dựng, thống nhất nội quy của lớp
GVCN cùng cả lớp tiếp tục thảo luận về chế độ khen thưởng, kỉ luật đối với những việc làm đáng khen và đáng chê trên cơ sở các câu hỏi sau:
+ Ai sẽ giám sát việc thực hiện nội quy lớp học?
+ Điều gì sẽ cản trở việc thực hiện nội quy lớp học? Mỗi người phải vượt qua những thách thức, thói quen nào? Liệu có thể vượt qua hoặc thay đổi không?
+ Nếu vi phạm nội quy thì sẽ xử lí như thế nào? Nếu thực hiện tốt nội quy thì sẽ được khen thưởng ra sao?
Bước 3: Viết nội quy lớp học bằng chữ đẹp, khổ lớn, trang trí thật đẹp và treo nội quy lớp học ở vị trí ai cũng có thể đọc được.
IV/ Kiểm tra, đánh giá
Bổ sung thêm những việc nên làm (phiếu xanh), loại bỏ dần những hành vi không nên làm-nhưng đã thực hiện tốt (phiếu đỏ)
- Bổ sung quy định cho những vấn đề mới nảy sinh
KẾ HOẠCH THÁNG:

Kế hoạch công tác tháng cần xác định:
* Nguồn thông tin để xác lập kế hoạch tháng:
- Các công việc trong năm
- Các công việc trong tháng trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do trường giao thêm cho lớp
Nội dung kế hoạch tháng:
+ Các công việc quan trọng trong tháng
+ Thời gian thực hiện
+ Người thực hiện
+ Ghi chú (yêu cầu kết quả)
+ Các công việc chưa xác định được trong lịch (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau)
KẾ HOẠCH TUẦN:
Kế hoạch công tác tuần cần xác định:
* Nguồn thông tin để xác lập kế hoạch tuần:
- Các công việc trong tháng
- Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do trường giao thêm cho lớp
Nội dung kế hoạch tuần:
+ Các công việc quan trọng trong tuần
+ Thời gian thực hiện
+ Người thực hiện
+ Ghi chú ( yêu cầu kết quả)
+ Các công việc chưa xác định được trong lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau)




KẾ HỌACH CỤ THỂ THÁNG
KẾ HOẠCH THÁNG: 09

CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Tuyên truyền về ngày Quốc khánh 02/09 và cách mạng tháng 08.
Chủ nhiệm hoàn tất việc ổn định lớp, cử chọn ban cán sự tạm thời, các loại sổ sách, danh sách học sinh, các học động thi đua giữa các tổ, ổn định nề nếp, lao động vệ sinh.
Học nội quy nhà trường.
Kiêm tra nề nếp tác phong, đồ dùng học tập
Tham gia các hội thi chào mừng các ngày lễ, các hoạt động ngoại khoá.
Cho kí các bản cam kết: 2 không, ATGT, Ma tuý, VSMT, Quy chế thi.
Thực hiện hiệu quả 15` đầu giờ.
Triển khai các cuộc hành trình hỗ trợ học tập như: Hành trình Lê Quí Đôn, Hành trình nhà toán học trẻ tuổi( hành trình Ngô Bảo Châu).
Thi tìm hiểu ATGT và Ma tuý.
KẾ HOẠCH THÁNG: 10
CHỦ ĐỀ: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tuyên truyền về ngày 15/10 và 20/10, về ATGT và Ma tuý, Vệ sinh học đường...
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các giờ sinh hoạt về ý thức công dân, trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nội quy nhà trường.
Tiến hành đại hội chi đội kiện toàn tổ chức chi đội.
Phát động phong trào học tốt, Chuyên hiệu chăm học
Kiểm tra nề nếp học sinh
Tham gia hội thi tìm hiểu truyền thống lịch sử Đảng, Đoàn, Đội, Bác Hồ, tiểu sử các anh hùng.
Tổ chức tốt HĐNGLL theo chủ đề tháng.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá của chuyên môn, các hội thi.
KẾ HOẠCH THÁNG: 11
CHỦ ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Tuyên truyền giáo dục các em học sinh về truyền thống " Tôn sư trọng đạo"
Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20/11 nhằm tôn vinh những cống hiến của các thầy cô giáo.
Phát động thi đua học tập tốt, cắm hoa tươi ở các lớp vào các buổi học trong tháng 11 lập thành tích cao nhất nhằm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Kiểm tra nề nếp học sinh
Thi đố vui để học,"Rung chuông vàng"..
Tổ chức tốt HĐNGLL theo chủ đề tháng
KẾ HOẠCH THÁNG: 12
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Tuyên truyền về truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
Đăng kí tuần học tốt ( tuần có ngày 22/12)
Thăm các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, các di tích lịch sử ở địa phương, đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn
Thực hiện chương trình "Vòng tay bè bạn - Giúp bạn vượt khó".
Kiểm tra nề nếp học sinh
Tổ chức tốt HĐNGLL theo chủ đề tháng.
KẾ HOẠCH THÁNG: 01
CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tuyên truyền về ngày học sinh sinh viên 09/01
Tổ chức sơ kết các phong trào thi đua HKI
Kiểm tra công nhận các chuyên hiệu
Phát động thi đua HKII
Triển khai " Quỹ cây mùa xuân" giúp các học sinh nghèo vui tết
Tiếp tục thực hiện chương trình "Vòng tay bè bạn - Giúp bạn vượt khó"
Tham gia phong trào kế hoạch nhỏ.
Kiểm tra nề nếp trước tết
Tổ chức tốt HĐNGLL theo chủ đề tháng.
KẾ HOẠCH THÁNG: 02
CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tuyên truyền về ngày thành lập ĐCS Việt Nam 03/02
Đăng kí tuần học tốt chào mừng ngày thành lập Đảng
Tham gia lớp ĐT Đoàn ( khối 9)
Kiểm tra nề nếp tác phong
Thi đố vui để học,"Rung chuông vàng"..
Tổ chức tốt HĐNGLL theo chủ đề tháng.
KẾ HOẠCH THÁNG: 03
CHỦ ĐỀ: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Tuyên truyền về ngày QTPN 08/ 03 và 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đăng kí 2 tuần học tốt( Tuần 08/03 và 26/03)
Tổ chức hội thi chào mừng ngày QTPN 08/03, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Kết nạp Đoàn cho Đội viên trưởng thành đủ điều kiện
Kiểm tra nề nếp tác phong
Tham gia thi học sinh giỏi các cấp
Tổ chức tốt HĐNGLL theo chủ đề tháng

KẾ HOẠCH THÁNG: 04
CHỦ ĐỀ: HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ

Tuyên truyền về ngày giải phóng Xuân Lộc 09/04,ngày giổ tổ Hùng Vương 10/03 AL, ngày 30/04
Kể chuyện về Bác Hồ
Kiểm tra nề nếp tác phong
Tăng cường thực hiện 15` đầu giờ
Tổ chức tốt HĐNGLL theo chủ đề tháng.
KẾ HOẠCH THÁNG: 05
CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ KÍNH YÊU

Tuyên truyền ngày 01/ 05, thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/05, sinh nhật Bác 19/05
Tổng kết hoạt động thi đua
Kiểm tra công nhận các chuyên hiệu
Tổng kết năm học
Lên kế hoạch hoạt động hè
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thụy Ý Như
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)