Xây dựng đề kiểm tra minh họa chuyên đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn

Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Dung | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Xây dựng đề kiểm tra minh họa chuyên đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ: ĐỌC – HIỂU THƠ MỚI LỚP 8

I. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Nhận biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của thơ mới.
- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
+ Nội dung: xoay quanh những nguồn cảm hứng lớn: cảm hứng yêu nước, yêu quê hương, cảm hứng thương người và niềm hoài cổ...
+ Nghệ thuật: hình tượng nghệ thuật độc đáo, lối viết bình dị mà gợi cảm, hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống...
2. Kĩ năng
- Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại
- Biết cách đọc –hiểu từng bài thơ theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để viết đoạn văn/ bài văn biểu cảm, nghị luận về tác phẩm thơ.
- Kết hợp với chương trình địa phương: sưu tầm, tìm hiểu các sáng tác năm 1930-1945 tại địa phương.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước.
- Bồi đắp tình yêu thương con người.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

- Thể thơ











- Đề tài, chủ đề




- Mạch cảm xúc




- Giá trị nghệ thuật (mạch cảm xúc, chi tiết, hình ảnh…)
- Nhận biết đặc điểm của các thể thơ hiện đại (chủ yếu là thể thơ tám chữ).
- Chỉ ra được đặc điểm của các thể thơ thơ hiện đại trong mỗi tác phẩm.
- Phân biệt sự khác nhau về đặc điểm của các thể thơ hiện đại và các thể thơ trung đại.
- Phân tích những sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ hiện đại của các tác giả.
- Làm thơ tám chữ, thơ tự do.















- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một bài thơ mới không trong chương trình.
- Từ ý nghĩa của các bài thơ rút ra bài học để vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Chuyển thể văn bản (vẽ tranh)
- Nghiên cứu khoa học.


- Nêu được đề tài và chủ đề của các bài thơ mới.
- Phân tích biểu hiện của đề tài và chủ đề đó trong từng tác phẩm.
- So sánh các bài thơ cùng đề tài và chủ đề.



- Chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của các bài thơ.
- Phân tích được sự phát triển của mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Viết được đoạn văn biểu cảm về đoạn thơ, bài thơ



- Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
- Lý giải ý nghĩa, tác dụng của một vài chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm.

- So sánh điểm khác biệt giữa các chi tiết, hình ảnh trong cùng bài thơ hoặc giữa các bài thơ.
- Thuyết minh về tác giả, tác phẩm.



Câu hỏi định tính, định lượng:
- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật…)
Bài tập thực hành
- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành)
- Bài tập dự án (nghiên cứu, so sánh tác phẩm nhân vật theo chủ đề)
- Bài trình bày miệng (thuyết trình, trình bày một vấn đề)


III. CÂU HỎI BÀI TẬP MINH HỌA
Văn bản: Quê hương – Tế Hanh
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

- Tác phẩm Quê hương thuộc thể thơ nào?

Chỉ ra đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài Quê hương của Tế Hanh.
Phân tích sự sáng tạo của Tế Hanh trong việc sử dụng thể thơ tám chữ trong bài Quê hương.
Thi làm thơ tám chữ.

- Nêu đề tài, chủ đề của bài thơ.

Phân tích tính thống nhất về chủ đề của bài thơ Quê hương.
Sưu tầm các bài thơ cùng đề tài với bài Quê hương của Tế Hanh.


- Ghi lại các câu thơ có hình ảnh con thuyền có trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Cảm nhận về của hình ảnh người dân chài trong hai câu thơ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Viết đoạn văn nêu cảm nhận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Kim Dung
Dung lượng: 26,97KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)