VĨNH BIỆT NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG 2011
Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn |
Ngày 16/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: VĨNH BIỆT NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG 2011 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Vĩnh biệt những người nổi tiếng 2011
Cập nhật lúc :8:52 AM, 31/12/2011
Năm 2011, nhiều nhân vật có tên tuổi và ảnh hưởng trong giới chính trị, xã hội, khoa học đã qua đời.
Nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công: 1912 – 2011 Sau một thời gian lâm bệnh nặng, ông Võ Chí Công đã từ trần ngày 8/9/2011 tại TP HCM. Tang lễ ông Võ Chí Công được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
Nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công. Ảnh: Vietnam+.
Ông Võ Chí Công (tên thật là Võ Toàn), sinh ngày 7/8/1912, tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ (nay là xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5/1935. Ông Võ Chí Công từng giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Ủy viên Bộ chính trị các khóa IV, V, VI; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987-1992) Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Võ Chí Công đã có nhiều đóng góp cho cách mạng và đất nước. Cùng với các ông Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, ông Võ Chí Công là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ và có vai trò tích cực đối với sự nghiệp Đổi Mới đất nước giai đoạn 1986 – 1988. Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6/8/2011 Đảng, Nhà nước đã mừng Thượng thọ 100 tuổi của ông.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ: 1927 – 2011 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch ngày 26/11/2011 tại Hà Nội.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại Lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Ảnh: VOV News.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Thấm nhuần tư tưởng “Phật pháp bất ly thế gian giác” với truyền thống yêu nước “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng đã sớm giác ngộ Cách mạng, tích cực tham gia hoạt động bí mật trong lòng địch, ủng hộ các phong trào Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh. Ngày 12/10/2011, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vì đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp phát triển của Dân tộc. Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Tài Cẩn: 1926 – 2011 GS, TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn từ trần ngày 25/2/2011 tại Matxcơva, sau một thời gian bị bệnh.
GS, TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn.
GS Nguyễn Tài Cẩn sinh ngày 2/5/1926, tại làng Thượng Thọ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình Nho học. Ông là một trong những chuyên gia đầu ngành của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Ông đã có công lớn trong việc xây dựng chuyên ngành Ngôn ngữ học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là khoa Ngôn ngữ học của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông để lại khối lượng công trình nghiên cứu rất đồ sộ. Đó là Ngữ pháp tiếng Việt – từ ghép, đoản ngữ - tập hợp một số bài giảng về ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt - công trình nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ âm tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết ngữ âm hiện đại, có liên hệ với các ngôn ngữ có liên quan như tiếng Êđê, tiếng Khmer, âm vận học Trung Quốc, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán–Việt - công trình nghiên cứu sự ra đời cách đọc Hán - Việt… Năm 2000, GS Nguyễn Tài Cẩn đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến: 1930 – 2011 Nhà văn, nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến mất ngày 24/1/2011 tại bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội).
Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến. Ảnh: SGTT.
Ông Hoàng Ngọc Hiến sinh ngày 21/7/1930 tại Nam Định. Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư, học Trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô
Cập nhật lúc :8:52 AM, 31/12/2011
Năm 2011, nhiều nhân vật có tên tuổi và ảnh hưởng trong giới chính trị, xã hội, khoa học đã qua đời.
Nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công: 1912 – 2011 Sau một thời gian lâm bệnh nặng, ông Võ Chí Công đã từ trần ngày 8/9/2011 tại TP HCM. Tang lễ ông Võ Chí Công được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
Nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công. Ảnh: Vietnam+.
Ông Võ Chí Công (tên thật là Võ Toàn), sinh ngày 7/8/1912, tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ (nay là xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5/1935. Ông Võ Chí Công từng giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Ủy viên Bộ chính trị các khóa IV, V, VI; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987-1992) Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Võ Chí Công đã có nhiều đóng góp cho cách mạng và đất nước. Cùng với các ông Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, ông Võ Chí Công là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ và có vai trò tích cực đối với sự nghiệp Đổi Mới đất nước giai đoạn 1986 – 1988. Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6/8/2011 Đảng, Nhà nước đã mừng Thượng thọ 100 tuổi của ông.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ: 1927 – 2011 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch ngày 26/11/2011 tại Hà Nội.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại Lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Ảnh: VOV News.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Thấm nhuần tư tưởng “Phật pháp bất ly thế gian giác” với truyền thống yêu nước “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng đã sớm giác ngộ Cách mạng, tích cực tham gia hoạt động bí mật trong lòng địch, ủng hộ các phong trào Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh. Ngày 12/10/2011, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vì đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp phát triển của Dân tộc. Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Tài Cẩn: 1926 – 2011 GS, TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn từ trần ngày 25/2/2011 tại Matxcơva, sau một thời gian bị bệnh.
GS, TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn.
GS Nguyễn Tài Cẩn sinh ngày 2/5/1926, tại làng Thượng Thọ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình Nho học. Ông là một trong những chuyên gia đầu ngành của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Ông đã có công lớn trong việc xây dựng chuyên ngành Ngôn ngữ học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là khoa Ngôn ngữ học của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông để lại khối lượng công trình nghiên cứu rất đồ sộ. Đó là Ngữ pháp tiếng Việt – từ ghép, đoản ngữ - tập hợp một số bài giảng về ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt - công trình nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ âm tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết ngữ âm hiện đại, có liên hệ với các ngôn ngữ có liên quan như tiếng Êđê, tiếng Khmer, âm vận học Trung Quốc, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán–Việt - công trình nghiên cứu sự ra đời cách đọc Hán - Việt… Năm 2000, GS Nguyễn Tài Cẩn đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến: 1930 – 2011 Nhà văn, nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến mất ngày 24/1/2011 tại bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội).
Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến. Ảnh: SGTT.
Ông Hoàng Ngọc Hiến sinh ngày 21/7/1930 tại Nam Định. Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư, học Trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 453,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)