Lich su 9 SKKN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Hưng | Ngày 16/10/2018 | 278

Chia sẻ tài liệu: lich su 9 SKKN thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Môn: Lịch Sử - Lớp 8.
3. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Thúy Vân, Giới tính: Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh: 11/07/1986.
Trình độ chuyên môn: ĐH Sử
Chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại:
Giáo viên trường THCS Hiệp Cát- Nam Sách.Điện thoại:0947 061599.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường THCS Hiệp Cát- Hiệp Cát- Nam Sách. ĐT: 02203539693.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Lớp 8A- Trường THCS Hiệp Cát- Nam Sách.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Máy chiếu, Phòng học, học sinh.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu tiên trong thực tế:
Tuần 28 Tiết 44- Bài 6: Lịch sử địa phương tỉnh Hải Dương 1858 - 1918, Lịch sử - Lớp 8 năm học 2016-2017.
TÁC GIẢ

Lê Thị Thúy Vân
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc. Tri thứclịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Vì vậy lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập lịch sử dân tộc.
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “Đức – Trí – Thể - Mĩ”.
Bác Hồ đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Trên thực tế, có nắm bắt được lịch sử địa phương và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu từ lịch sử, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy, ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm bắt được nguồn sử liệu của thế giới, của đất nước, chúng ta còn phải gieo vào lòng học sinh tình yêu quê hương, yêu chính mảnh đất mình đang sinh sống thông qua những trang sử vẻ vang do chính cha ông mình đã xây dựng lên.
So với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử địa phương chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học tiết Lịch sử địaphương, xem nhẹ tiết học này. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử địa phương quá dài, phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, kiến thức lịch sử địa phương thường không thi vàoLịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.
Trong chương trình đổi mới sách giáo khoa của khối THCS, môn lịch sử lớp 8 có giành 1 tiết để dạy về lịch sử địa phương nhưng nguồn sử liệu thì chính giáo viên phải tự khai thác. Vì thế hiệu quả chưa cao và nó phụ thuộc quá chặt chẽ vào tâm huyết của mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy ở Hải Dương - một địa danh gắn với trang sử dựng và giữ nước hào hùng của dân tộc, tôi rất trăn trở với vấn đề khai thác nguồn sử liệu địa phương để đưa vào giảng dạy. Và trên thực tế qua các năm tìm tòi, đưa vào trong giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Hưng
Dung lượng: 72,51KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)