Việt Nam gia nhập WTO cái nhìn toàn diện

Chia sẻ bởi Huỳnh Quốc Chí | Ngày 16/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Việt Nam gia nhập WTO cái nhìn toàn diện thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:


Việt Nam gia nhập WTO: cần có cách nhìn toàn diện hơn
15:58 | 03/08/2006
(ĐCSVN)- Theo lộ trình, ngày Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang đến rất gần. Nhưng, nhận thức tư tưởng về sự cần thiết Việt Nam phải hội nhập để phát triển đất nước ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp và nhiều người vẫn chưa được nhất quán triệt để. Thậm chí, có không ít người còn “mơ hồ” về vấn đề này, và họ cho rằng đó là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Vậy, vì sao Việt Nam kiên quyết xin gia nhập WTO?
Chúng ta cần khẳng định việc gia nhập WTO sẽ đem lại những thời cơ mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tất nhiên cũng tạo ra nhiều thách thức, khó khăn không nhỏ cho Việt Nam. Để tìm hiểu kỹ hơn về những “cơ hội - thách thức” khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta hãy xem xét một số điểm đã được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định sau:
1. Lợi ích lớn nhất của việc gia nhập WTO là thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam được mở rộng. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn bị vướng nhiều rào cản về thuế quan và hạn ngạch như hiện nay.
Tuy thế, điều mà các doanh nghiệp lo ngại nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO phải xoá bỏ các biện pháp bảo hộ và các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn từ bên ngoài ngay trên “sân nhà”. Nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, chính áp lực cạnh tranh lại là lợi ích mà xét trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sẽ được thụ hưởng nhiều hơn. Cạnh tranh sẽ sàng lọc những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và buộc các doanh nghiệp khác phải nỗ lực tự vươn lên. Đồng thời, nó cũng sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng hàng hoá, dịch vụ với giá rẻ hơn, qua đó sẽ kích “cầu” trong nước, làm cho nền kinh tế phát triển. Một trong những điểm bất lợi với Việt Nam là việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách. Thuế nhập khẩu có thể giảm, nhưng tổng thu ngân sách của Nhà nước chưa chắc sẽ giảm tương ứng. Thuế nhập khẩu giảm dẫn đến giá hàng hoá giảm, làm cho “cầu” tăng, sản xuất phát triển nên Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế trong nước hơn. Đó là chưa kể những lợi ích về gia tăng việc làm cho xã hội do hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng và phát triển.
2. Về vấn đề bình đẳng thương mại, tuy Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại khu vực và song phương, nhưng hàng hoá Việt Nam vẫn có những biểu hiện bị đối xử không công bằng. Việc Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt về vấn đề cá da trơn và tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ; EC áp thuế bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam; và mới nhất, đó là Pê ru cũng đang điều tra bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam… là những ví dụ điển hình. Việt Nam đặc biệt lo ngại rằng nếu không được luật lệ của WTO bảo vệ thì Mỹ và các quốc gia khác có thể lại kiện Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu đang mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như hàng dệt may. Nếu là thành viên của WTO, Việt Nam có thể đưa các vụ kiện trên ra trước Uỷ ban WTO, chứ không phải là tại Bộ Thương mại Mỹ; EC… nơi khó có thể đạt được sự phân xử công bằng như Việt Nam mong đợi. Như vậy, Việt Nam cần phải đạt mục đích vào WTO để sử dụng cơ chế hoạt động của tổ chức này nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
3. Nếu không sớm gia nhập WTO, Việt Nam bỏ lỡ cơ hội quan trọng để sớm gia nhập tổ chức này vì việc tham gia WTO sẽ ngày càng khó. Nếu không gia nhập WTO dịp này, chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn. Vì việc gia nhập WTO sẽ trở nên phức tạp hơn, các cuộc đàm phán sẽ khó khăn hơn do các quy định và điều kiện gia nhập WTO ngày càng chặt chẽ, yêu cầu ngày càng cao. Nếu Việt Nam không gia nhập WTO sớm, nguy cơ rõ nhất có thể thấy khi vòng đàm phán Doha kết thúc, các nước sẽ ký kết thêm một số thoả thuận mở cửa thị trường, khi đó nghĩa vụ mà Việt Nam phải chịu là buộc phải chấp nhận (không được đàm phán) sẽ lớn hơn rất nhiều. Người ta gọi đó là “WTO +”. Thực tế,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quốc Chí
Dung lượng: 33,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)