VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ LỚP 2
Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn |
Ngày 09/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ LỚP 2 thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu: 2
1. Lí do chọn đề tài: 2
2. Mục đích nghiên cứu: 3
3. Giới hạn nghiên cứu: 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3
5. Giả thuyết nghiên cứu 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Kế hoạch nghiên cứu 4
B. Phần nội dung: 5
1. Cơ sở lý luận 5
2. Cơ sở thực tiễn 6
3. Biện pháp thực hiện 7
C. Phần kết luận 10
Kết quả đạt được 10
Bài học kinh nghiệm 12
D. Tài liệu tham khảo 14
Tên đề tài:
BIỆN PHÁP
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 2B.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học được xem như nền móng của quá trình xây dựng tri thức. Bậc học này có vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hiện nay Chương trình Tiểu học mới ngày càng nâng cao về kiến thức lẫn kĩ năng thực hành. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay, đòi hỏi người giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng phân môn. Với chương trình mới này học sinh sẽ tiếp thu nội dung bài học từ đơn giản đến nâng cao dần, xung quanh những vấn đề gần gũi cuộc sống hàng ngày của các em.
Môn Tiếng Việt cũng vậy, bước đầu dạy cho học sinh biết những tri thức sơ giản cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, luyện từ và câu,… trong đó có phân môn Chính tả, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt phổ thông nhất là ở trường Tiểu học.
Mục đích của phân môn Chính tả ở lớp 2 là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe ở các mức độ rèn luyện chính tả đoạn, bài: nhìn - viết ( tập chép ) hoặc nghe- viết một đoạn có độ dài trên dưới 50 tiếng. Chính tả âm vần nhằm luyện viết các từ có âm-vần dễ viết sai chính tả, do không nắm vững qui tắc của chữ Quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt góp phần phát triển một số thao tác tư duy ( nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ …). Qua đó bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, sạch sẽ, chính xác có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, phân môn Chính tả có tính chất nổi bật là tính thực hành. Bởi thế nên chỉ có thể hình thành các kĩ năng-kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân môn này các qui tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong một tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Thế nên: Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả phải làm thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào giáo viên - là người tổ chức, hướng dẫn các em để viết một đoạn văn, bài văn, hay là một nội dung tóm tắt của bài tập đọc mà các em đã học.
Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả, và làm giảm bớt học sinh học yếu chính tả trong lớp, bản thân nhận thấy là một khâu quan trọng hàng đầu trong công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta. Làm sao để tiết dạy được nhẹ nhàng, học sinh có độ tiến đều, có trình độ ngang nhau hoặc chỉ hơn kém nhau đôi chút? Những câu hỏi đó cứ day dứt trong tôi.
Xuất phát từ những lí do trên, giáo viên quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“ Biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2B.”
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1. Tìm hiểu thực trạng việc viết đúng chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (2008-2009)
2.2. Tìm hiểu thái độ khi học môn Chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước.
Trang
A. Phần mở đầu: 2
1. Lí do chọn đề tài: 2
2. Mục đích nghiên cứu: 3
3. Giới hạn nghiên cứu: 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3
5. Giả thuyết nghiên cứu 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Kế hoạch nghiên cứu 4
B. Phần nội dung: 5
1. Cơ sở lý luận 5
2. Cơ sở thực tiễn 6
3. Biện pháp thực hiện 7
C. Phần kết luận 10
Kết quả đạt được 10
Bài học kinh nghiệm 12
D. Tài liệu tham khảo 14
Tên đề tài:
BIỆN PHÁP
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 2B.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học được xem như nền móng của quá trình xây dựng tri thức. Bậc học này có vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hiện nay Chương trình Tiểu học mới ngày càng nâng cao về kiến thức lẫn kĩ năng thực hành. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay, đòi hỏi người giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng phân môn. Với chương trình mới này học sinh sẽ tiếp thu nội dung bài học từ đơn giản đến nâng cao dần, xung quanh những vấn đề gần gũi cuộc sống hàng ngày của các em.
Môn Tiếng Việt cũng vậy, bước đầu dạy cho học sinh biết những tri thức sơ giản cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, luyện từ và câu,… trong đó có phân môn Chính tả, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt phổ thông nhất là ở trường Tiểu học.
Mục đích của phân môn Chính tả ở lớp 2 là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe ở các mức độ rèn luyện chính tả đoạn, bài: nhìn - viết ( tập chép ) hoặc nghe- viết một đoạn có độ dài trên dưới 50 tiếng. Chính tả âm vần nhằm luyện viết các từ có âm-vần dễ viết sai chính tả, do không nắm vững qui tắc của chữ Quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt góp phần phát triển một số thao tác tư duy ( nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ …). Qua đó bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, sạch sẽ, chính xác có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, phân môn Chính tả có tính chất nổi bật là tính thực hành. Bởi thế nên chỉ có thể hình thành các kĩ năng-kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân môn này các qui tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong một tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Thế nên: Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả phải làm thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào giáo viên - là người tổ chức, hướng dẫn các em để viết một đoạn văn, bài văn, hay là một nội dung tóm tắt của bài tập đọc mà các em đã học.
Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả, và làm giảm bớt học sinh học yếu chính tả trong lớp, bản thân nhận thấy là một khâu quan trọng hàng đầu trong công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta. Làm sao để tiết dạy được nhẹ nhàng, học sinh có độ tiến đều, có trình độ ngang nhau hoặc chỉ hơn kém nhau đôi chút? Những câu hỏi đó cứ day dứt trong tôi.
Xuất phát từ những lí do trên, giáo viên quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“ Biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2B.”
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1. Tìm hiểu thực trạng việc viết đúng chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (2008-2009)
2.2. Tìm hiểu thái độ khi học môn Chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 149,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)