VIET BAI THUYET MINH LOP 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Sông Hương |
Ngày 08/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: VIET BAI THUYET MINH LOP 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN
VIẾT BÀI THUYẾT MINH
Bài viết số 1.
Thuyết minh về cây lúa
(Sử dụng biện pháp nghệ thuật + miêu tả)
I.Mở bài:
Cây lúa tự giới thiệu về bản thân
( Các bạn hẳn đã từng nghe câu ca dao:
“Đứng bên ni đồng……
………bát ngát mênh mông”.
Những biển lúa vàng trên cánh đồng làng là quê hương xứ sở của họ nhà lúa chúng tôi đấy. Chúng tôi luôn tự hào về dòng họ của mình.)
II. Thân bài:
Thuyết minh các ý sau:
+Đặc điểm của lúa:
- Nguồn gốc: Tổ tiên là lúa nuớc.
- Thích nghi với ruộng nước.
- Có nhiều loại lúa (nếp và tẻ)
+ Miêu tả:
Tả cánh đồng lúa (Lúa xanh non, lúa đương thì con gái, lúa chín)
Vai trò công dụng của lúa
Trên những thửa ruộng, họ nhà lúa chúng tôi trải dài một màu xanh non mơn mởn của lúa chiêm đương thì con gái, màu vàng ươm của lúa chín vào mùa thu hoạch. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp trù phú của làng quê. Hương thơm ngọt ngào của lúa đang vào độ chín toả ra khắp cánh đồng.
2. Vai trò công dụng của họ nhà lúa đối với con người.
a.Lúa nếp : - Nấu xôi dùng trong các buổi tiệc tùng, đình đám
Chế biến các loại bánh (Bánh cốm Hà nội, bánh chưng, bánh dày .Giới thiệu bánh chưng của Lang Liêu)
b. Lúa tẻ: -Là thức ăn chính của con người không một món nào thay thế được.(tả hương vị ngon, bùi, thơm dẻo của bát cơm)
Tôi tự hào lắm vì chúng tôi là nguồn lương thực chính để nuôi sống con người.
Không một ai có thể thiếu chúng tôi được. từ hạt lúa chín vàng trải qua một vài công đoạn như phơi khô, xay xát ,lúa tôi trở thành hạt gạo trắng ngần. Lúa nếp dẻo thơm thường được nấu xôi, làm bánh phục vụ cho những bữa tiệc tùng đình đám. Những đĩa xôi gấc vừa đẹp vừa ngon là món ăn bổ dưỡng, bánh chưng bánh dày là món bánh truyền thống được làm từ nếp đấy.Ngày xưa, Lang Liêu
Đã biết lấy chúng tôi để thi tài và giành chiến thắng trong cuộc thi, được vua Hùng truyền ngôi báu.
Còn chị lúa tẻ là lương thực chủ yếu không thể thiếu trong đời sống con người. Một ngày ba bữa con người cần đến chúng tôi. Chúng tôi có mặt khắp nơi : Từ những bữa ăn đạm bạc đến những nơi mâm cao cỗ đầy, cao luơng mỹ vị cũng không thể thiếu vắng họ hàng chúng tôi
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không muốn ăn cơm thì đã có phở, bún, và vô số các loại bánh được chế biến từ gạo (tả một vài huơng vị của bánh làm từ gạo)
Ngoài ra, chúng tôi còn là nguồn hàng xuất khẩu đáng kể để tăng ngân sách cho nhà nước, trao đổi hàng hoá, máy móc về phục vụ sản xuất. Được phục vụ con người đó là niềm vinh hạnh cho họ lúa chúng tôi.
c. Cách chăm sóc và gieo trồng:
Chuyển ý: Để có được hạt cơm dẻo thơm, người nông dân đã phải một nắng hai sương trên cánh đồng…(một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi).
- Từ lúc chúng tôi còn là cây mạ non đến khi trưởng thành và cho những bông lúa nặng trĩu hạt là cả một quá trình vất vả, chúng tôi phải chống chọi với thiên tai, hạn hán, rồi sâu bệnh tàn phá…Nhưng bên cạnh tôi luôn có những người nông dân chăm chỉ cần mẫn, họ yêu thương…(làm những gì?)
Chúng tôi thường bảo nhau phải thật tươi tốt đem lại những vụ mùa bội thu để không phụ công sức của nhà nông.
- Kết quả : Một mùa vụ , trên một ha ruộng chúng tôi có thể có đến 10->15 tấn thóc.
III. Kết bài : giá trị của lúa.
Chúng tôi thật tự hào vì họ nhà lúa là lương thực chính của con người.Sự có mặt của chúng tôi càng đông càng chứng tỏ sự no ấm của cuộc sống.
Đề 2
Thuyết minh về con trâu
ở làng quê việt Nam.
Yêu cầu chung:
I.Nội dung: Cần thuyết minh các ý sau:
Con trâu trong công việc (kéo cày, bừa, chở lúa, trục lúa).
Sự gắn bó thân thiết với nhà nông
Đối với tuổi thơ.
Là tài sản lớn của người nông dân.
Trong một số lễ hội.
II. Hình thức:
Sử dụng biện pháp nghệ thuật kết hợp miêu tả khi thuyết minh
Dàn ý chi tiết:
Mở bài: Lời tự giới thiệu của con trâu về bản thân.
Vd: Trong các loaì gia súc, chúng tôi được coi là thứ tài sản lớn của nhà nông. Chúng tôi là họ nhà trâu.
Thân bài: Thuyết minh về sự gắn bó của con trâu đối với làng quê VN theo các ý:
- Trâu trong công việc đồng áng.
Trâu là tài sản lớn của nhà nông
Trâu với tuổi thơ.
Trâu trong lễ hội.
Đoạn 1.
Trâu trong công việc đồng áng.
Chúng tôi là người bạn của nhà nông. Họ nhà trâu chúng tôi rất khoẻ, người ta thường nói “khoẻ như trâu” quả rất đúng.(Tả hình dáng, đặc điểm )
-Tôi từ lâu đã gắn bó với con người.Hình ảnh tôi đi trước, cái cày theo sau đã trở nên quá quen thuộc trên đồng ruộng.
“ Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.
Ngày xưa, chưa có máy cày, tôi là sức kéo chính. Công việc cày bừa thật nặng nhọc (tả)
Chúng tôi rất chăm chỉ, cần mẫn trong công việc đồng áng(kéo cày,chở lúa,trục lúa…)
Không chỉ là sức kéo chính, tôi còn là tài sản lớn của người nhà nông. Người nông dân coi chúng tôi là “đầu cơ nghiệp” đấy!
Trâu trong lễ hội.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển, chúng tôi được nghỉ ngơi nhiều hơn. Chúng tôi còn được tham gia vào các lễ hội dân gian như hội đâm trâu(Tây Nguyên), chọi trâu hàng năm ở Thanh Hoá …(tả)
Trâu với tuổi thơ.
- Hình ảnh những cậu bé ngồi vắt vẻo trên lưng tôi thổi sáo hay đọc sách đã đi vào các bức tranh dân gian Đông Hồ rất được mọi người yêu thích.
Con cái chúng tôi cũng được tham gia các cuộc thi chọn “nghé khoẻ”trong các ngày hội làng (tả: những chú nghé sung sướng chạy lon ton dường như vui thích lắm.)
Chúng tôi rất tự hào vì được làm biểu tượng cho SEA Games 22 tại VN.
Kết bài: - Giá trị của Trâu trong cuộc sống của người nông dân và làng quê VN.
Ngày nay, máy cày, máy bừa ra đời đã thay thế nhiều cho sức kéo của họ nhà trâu chúng tôi, nhưng không vì thế mà hình ảnh chúng tôi bị phai mờ đâu. Với làng quê chúng tôi vẫn là hình ảnh thân thuộc gần gũi. Chúng tôi luôn sát cánh bên người nông dân, là cánh tay phải của nhà nông để giúp họ làm nên nhưng vụ mùa bội thu. Những lúc thảnh thơi gặm cỏ trên cánh đồng chúng tôi lại làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp, một vẻ đẹp thanh bình, no ấm.
VIẾT BÀI THUYẾT MINH
Bài viết số 1.
Thuyết minh về cây lúa
(Sử dụng biện pháp nghệ thuật + miêu tả)
I.Mở bài:
Cây lúa tự giới thiệu về bản thân
( Các bạn hẳn đã từng nghe câu ca dao:
“Đứng bên ni đồng……
………bát ngát mênh mông”.
Những biển lúa vàng trên cánh đồng làng là quê hương xứ sở của họ nhà lúa chúng tôi đấy. Chúng tôi luôn tự hào về dòng họ của mình.)
II. Thân bài:
Thuyết minh các ý sau:
+Đặc điểm của lúa:
- Nguồn gốc: Tổ tiên là lúa nuớc.
- Thích nghi với ruộng nước.
- Có nhiều loại lúa (nếp và tẻ)
+ Miêu tả:
Tả cánh đồng lúa (Lúa xanh non, lúa đương thì con gái, lúa chín)
Vai trò công dụng của lúa
Trên những thửa ruộng, họ nhà lúa chúng tôi trải dài một màu xanh non mơn mởn của lúa chiêm đương thì con gái, màu vàng ươm của lúa chín vào mùa thu hoạch. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp trù phú của làng quê. Hương thơm ngọt ngào của lúa đang vào độ chín toả ra khắp cánh đồng.
2. Vai trò công dụng của họ nhà lúa đối với con người.
a.Lúa nếp : - Nấu xôi dùng trong các buổi tiệc tùng, đình đám
Chế biến các loại bánh (Bánh cốm Hà nội, bánh chưng, bánh dày .Giới thiệu bánh chưng của Lang Liêu)
b. Lúa tẻ: -Là thức ăn chính của con người không một món nào thay thế được.(tả hương vị ngon, bùi, thơm dẻo của bát cơm)
Tôi tự hào lắm vì chúng tôi là nguồn lương thực chính để nuôi sống con người.
Không một ai có thể thiếu chúng tôi được. từ hạt lúa chín vàng trải qua một vài công đoạn như phơi khô, xay xát ,lúa tôi trở thành hạt gạo trắng ngần. Lúa nếp dẻo thơm thường được nấu xôi, làm bánh phục vụ cho những bữa tiệc tùng đình đám. Những đĩa xôi gấc vừa đẹp vừa ngon là món ăn bổ dưỡng, bánh chưng bánh dày là món bánh truyền thống được làm từ nếp đấy.Ngày xưa, Lang Liêu
Đã biết lấy chúng tôi để thi tài và giành chiến thắng trong cuộc thi, được vua Hùng truyền ngôi báu.
Còn chị lúa tẻ là lương thực chủ yếu không thể thiếu trong đời sống con người. Một ngày ba bữa con người cần đến chúng tôi. Chúng tôi có mặt khắp nơi : Từ những bữa ăn đạm bạc đến những nơi mâm cao cỗ đầy, cao luơng mỹ vị cũng không thể thiếu vắng họ hàng chúng tôi
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không muốn ăn cơm thì đã có phở, bún, và vô số các loại bánh được chế biến từ gạo (tả một vài huơng vị của bánh làm từ gạo)
Ngoài ra, chúng tôi còn là nguồn hàng xuất khẩu đáng kể để tăng ngân sách cho nhà nước, trao đổi hàng hoá, máy móc về phục vụ sản xuất. Được phục vụ con người đó là niềm vinh hạnh cho họ lúa chúng tôi.
c. Cách chăm sóc và gieo trồng:
Chuyển ý: Để có được hạt cơm dẻo thơm, người nông dân đã phải một nắng hai sương trên cánh đồng…(một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi).
- Từ lúc chúng tôi còn là cây mạ non đến khi trưởng thành và cho những bông lúa nặng trĩu hạt là cả một quá trình vất vả, chúng tôi phải chống chọi với thiên tai, hạn hán, rồi sâu bệnh tàn phá…Nhưng bên cạnh tôi luôn có những người nông dân chăm chỉ cần mẫn, họ yêu thương…(làm những gì?)
Chúng tôi thường bảo nhau phải thật tươi tốt đem lại những vụ mùa bội thu để không phụ công sức của nhà nông.
- Kết quả : Một mùa vụ , trên một ha ruộng chúng tôi có thể có đến 10->15 tấn thóc.
III. Kết bài : giá trị của lúa.
Chúng tôi thật tự hào vì họ nhà lúa là lương thực chính của con người.Sự có mặt của chúng tôi càng đông càng chứng tỏ sự no ấm của cuộc sống.
Đề 2
Thuyết minh về con trâu
ở làng quê việt Nam.
Yêu cầu chung:
I.Nội dung: Cần thuyết minh các ý sau:
Con trâu trong công việc (kéo cày, bừa, chở lúa, trục lúa).
Sự gắn bó thân thiết với nhà nông
Đối với tuổi thơ.
Là tài sản lớn của người nông dân.
Trong một số lễ hội.
II. Hình thức:
Sử dụng biện pháp nghệ thuật kết hợp miêu tả khi thuyết minh
Dàn ý chi tiết:
Mở bài: Lời tự giới thiệu của con trâu về bản thân.
Vd: Trong các loaì gia súc, chúng tôi được coi là thứ tài sản lớn của nhà nông. Chúng tôi là họ nhà trâu.
Thân bài: Thuyết minh về sự gắn bó của con trâu đối với làng quê VN theo các ý:
- Trâu trong công việc đồng áng.
Trâu là tài sản lớn của nhà nông
Trâu với tuổi thơ.
Trâu trong lễ hội.
Đoạn 1.
Trâu trong công việc đồng áng.
Chúng tôi là người bạn của nhà nông. Họ nhà trâu chúng tôi rất khoẻ, người ta thường nói “khoẻ như trâu” quả rất đúng.(Tả hình dáng, đặc điểm )
-Tôi từ lâu đã gắn bó với con người.Hình ảnh tôi đi trước, cái cày theo sau đã trở nên quá quen thuộc trên đồng ruộng.
“ Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.
Ngày xưa, chưa có máy cày, tôi là sức kéo chính. Công việc cày bừa thật nặng nhọc (tả)
Chúng tôi rất chăm chỉ, cần mẫn trong công việc đồng áng(kéo cày,chở lúa,trục lúa…)
Không chỉ là sức kéo chính, tôi còn là tài sản lớn của người nhà nông. Người nông dân coi chúng tôi là “đầu cơ nghiệp” đấy!
Trâu trong lễ hội.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển, chúng tôi được nghỉ ngơi nhiều hơn. Chúng tôi còn được tham gia vào các lễ hội dân gian như hội đâm trâu(Tây Nguyên), chọi trâu hàng năm ở Thanh Hoá …(tả)
Trâu với tuổi thơ.
- Hình ảnh những cậu bé ngồi vắt vẻo trên lưng tôi thổi sáo hay đọc sách đã đi vào các bức tranh dân gian Đông Hồ rất được mọi người yêu thích.
Con cái chúng tôi cũng được tham gia các cuộc thi chọn “nghé khoẻ”trong các ngày hội làng (tả: những chú nghé sung sướng chạy lon ton dường như vui thích lắm.)
Chúng tôi rất tự hào vì được làm biểu tượng cho SEA Games 22 tại VN.
Kết bài: - Giá trị của Trâu trong cuộc sống của người nông dân và làng quê VN.
Ngày nay, máy cày, máy bừa ra đời đã thay thế nhiều cho sức kéo của họ nhà trâu chúng tôi, nhưng không vì thế mà hình ảnh chúng tôi bị phai mờ đâu. Với làng quê chúng tôi vẫn là hình ảnh thân thuộc gần gũi. Chúng tôi luôn sát cánh bên người nông dân, là cánh tay phải của nhà nông để giúp họ làm nên nhưng vụ mùa bội thu. Những lúc thảnh thơi gặm cỏ trên cánh đồng chúng tôi lại làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp, một vẻ đẹp thanh bình, no ấm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Sông Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)