Vị trí đị lý Huyện Na Hang

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Binh | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Vị trí đị lý Huyện Na Hang thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

 
Vị trí địa lý huyện Na Hang Tỉnh Tuyên Quang

Phía Đông Na Hang giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang.
Địa hình

Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hang được chia thành 3 tiểu vùng. Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, so với 2 khu B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn. Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá cao, xã xa nhất là Xuân Lập, cách trung tâm huyện 51 km. Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao.
Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đổ xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình.
Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 40oC, thấp nhất 0oC. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình: 85%.
Tài nguyên

Na Hang có các mỏ quặng như: Antimon, chì, kẽm, đồng, Mangan…
Điều kiện kinh tế, xã hội
 
Tiềm năng kinh tế

Quá trình hình thành đất ở Na Hang chủ yếu là quá trình Ferarit hoá, đất có thành phần cơ giới tự nhiên nhẹ đến trung bình, tầng dầy nhiều mùn, hơi chua, độ pH từ 4,5 - 6, độ ẩm tương đối cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng và thuận lợi cho phát triển nghề rừng. Na Hang có 75.027ha rừng, trong đó có 31.084 ha rừng nguyên sinh đặc dụng, rừng Na Hang có nhiều loài cây gỗ quý như đinh hương, nghiến, trai, sến, pơ mu…


Cầu treo ở thị trấn Na Hang. Ảnh: tuyenquanggov.

Thế mạnh của Na Hang là trồng rừng và khai thác gỗ củi, tre, nứa, trồng chè, trẩu, cây ăn quả (cam, quýt, hồng, mận, lê), nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là các loại cá có giá trị cao như: Cá Dầm xanh, Anh vũ và chăn nuôi trâu, bò…
Na Hang hiện có 84 km đường tỉnh lộ, 160km đường huyện lộ; 110km đường sông; 100% số xã trong huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã và 162 thôn bản có đường ô tô. Giao thông: quốc lộ 279, tỉnh lộ 176 chạy qua.
Ngoài ra, Na Hang còn có nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên Sông Gâm; dự án có công suất 320 MW, sản lượng điện hàng năm 1,295 tỉ kW.h.
Văn hoá, xã hội

Diện tích: 1.471,7 km2
Dân số: Dân số 54.742 (2006).
Mật độ dân số: 45 người/km2
Huyện lị: thị trấn Na Hang.
Có 17 đơn vị hành chính gồm thị trấn Na Hang và 16 xã: Thượng Giáp, Sinh Long, Thượng Nông, Xuân Lập, Phúc Yên, Hồng Thái, Yên Hoa, Côn Lôn, Khuôn Hà, Lăng Can, Khâu Tinh, Đà Vị, Thượng Lâm, Sơn Phú, Năng Khả, Thanh Tương.
Na Hang là nơi sinh sống của các dân tộc: Tày (57,52%), Dao (23,38%), Kinh (9,72%), H’Mông (5,31%), còn lại là các dân tộc khác.
Người Tày ở Na Hang sống chủ yếu bằng việc nghề nông và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng bông, dệt vải, trồng khoai môn, đậu tương giống mới trên đất đồi dốc trên 15 độ, đồi dốc dưới 15 độ và trên đất 1 vụ lúa...
Người Tày ở Na Hang thường sống trong những ngôi nhà sàn độc lập, có khuôn viên bằng nứa đan thành phên hoặc những đoạn nứa cắm sát vào nhau, bên cạnh thường có mảnh vườn nhỏ trồng các loại rau, cây gia vị, cây thuốc. Duới gầm sàn được sử dụng để nuôi trâu,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Binh
Dung lượng: 48,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)