Vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tín | Ngày 03/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN

GIÁO DỤC
VỆ SINH CÁ NHÂN,
NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

(Dùng trong trường tiểu học )
12/10/2010
Phần1: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG.
Chương 1: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ.
I.SỨC KHỎE VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE:
1. ĐỊNH NGHĨA SỨC KHOẺ CỦA TỔ CHỨC
Y TẾ THẾ GIỚI (World Health Organization):


“Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ
đơn thuần là không có bệnh hay thương tật”.
who
1.1.Sức khoẻ thể chất:
- Sức lực: sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao.
Sự nhanh nhẹn: khả năng phản ứng của
cơ thể.
Sự dẻo dai: vận động cơ thể liên tục không mệt mỏi.
Khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh:
ít ốm đau, chóng bình phục.
Khả năng chịu đựng, chống đỡ với MT.
Đó là trạng thái thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể.
1.2.Sức khoẻ tinh thần:
Là hiện thân của sự giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần thể hiện ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, lạc quan yêu đời; quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan, lối sống không lành mạnh.
Cơ sở của sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động giữa lý trí và tình cảm.
1.3.Sức khoẻ xã hội:

Là sự hoà nhập giữa cá nhân và cộng đồng.
Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân gia đình và xã hội.
* Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người.
Vận dụng khái niệm sức khoẻ vào trường học nâng cao sức khỏe
2. Các yếu tố quyết định sức khoẻ:
Các yếu tố quyết định sức khoẻ:
2.1.Yếu tố di truyền:
Đó là những đặc điểm của cơ thể phản ánh về sưc khoẻ của mỗi người như: màu da, màu tóc, chiều cao, cân nặng, tuổi thọ và bệnh tật.
Tính di truyền được quyết định bởi bộ máy di truyền có trong nhân của tế bào.
Các yếu tố quyết định sức khoẻ:
2.2.Yếu tố môi trường:
Môi trường là hoàn cảnh xung quanh cơ thể sống .
Con người chịu tác động bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Con người sinh học chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: di truyền, biến dị, bảo toàn năng lượng, bảo toàn vật chất…
Con người xã hội chịu sự chi phối của quy luật xã hội về kinh tế, văn hoá, chính trị.
Các yếu tố quyết định sức khoẻ:
2.3.Lối sống:
Bao gồm tất cả các mặt sinh hoạt của con người về tinh thần và vật chất như tư duy, tình cảm, ăn uống, lao động, học tập, nghỉ ngơi, TDTT, vui chơi, giải trí..
Lối sống văn minh, lành mạnh thì có lợi cho sức khoẻ, lối sống lạc hậu không lành mạnh thì có hại cho sức khoẻ.
Các yếu tố quyết định sức khoẻ:
Tóm lại, ba yếu tố di truyền- môi trường- lối sống liên quan chặt chẽ với nhau. Di truyền quyết định giới hạn thể hiện của các đặc điểm. Môi trường và lối sống quyết định mức độ thể hiện cụ thể của mọi đặc điểm trong giới hạn do di truyền quy định.
Như vậy, mỗi người có một vốn di truyền về sức khoẻ, còn vốn đó được phát huy đến mức nào là do môi trường và lối sống quyết định.
3. Mục đích của giáo dục sức khỏe (GDSK):
GDSK là các hoạt động hướng dẫn, truyền thông, giảng dạy các ND và PP để chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, sứa đổi tập quán thói quen có hại cho sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe. GDSK nhằm giúp mọi người:
- Tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao SK của cá nhân và cộng đồng (CN&CĐ) bằng chính hành động và nổ lực của cá nhân.
- Tự chịu trách nhiệm và quyết định những hoạt động và biện pháp bảo vệ SK của mình.
- Tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen tập quán có hại cho SK.CN&CĐ.
- Biết sử dụng các dịch vụ y tế để giải quyết các nhu cầu SK và các vấn đề SK của CN&CĐ.
4. Bản chất của quá trình GDSK:
4.1.Khái niệm:
GDSK là một quá trình tác động có mục đích,có kế hoạch vào lý trí và tình cảm của con người nhằm giúp họ tự giác thay đổi hành vi sức khoẻ có hại thành những hành vi sức khoẻ có lợi cho cá nhân và cộng đồng bằng chính những nổ lực của bản thân.
Mối liên hệ giữa thông tin-truyền thông và giáo dục sức khoẻ là mối liên hệ giữa phương tiện và mục đích.
4.2. Khái niệm về hành vi sức khoẻ:
Hành vi sức khoẻ là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới sức khoẻ. Ví dụ: Các hành vi dinh dưỡng, vệ sinh, bảo vệ môi trường sống …

Hành vi = Nhận thức + Thái độ + Niềm tin (*) + Thực hành
(Behavior) (Knowledge) (Attitude) (Believe) (Practice)



HÀNH VI
Các yếu tố cấu thành hành vi sức khoẻ:
4.3.Các bước thay đổi hành vi sức khoẻ:
Bước 1: Đối tượng tự nhận ra hành vi có hại cho sức khoẻ bản thân và cộng đồng.
Bước 2: Từ chỗ nhận thức được rủi ro và lợi ích, đối tượng phải quan tâm đến hành vi lành mạnh thay thế hành vi cũ, rồi tìm kiếm các thông tin về hành vi mới đó.
Bước 3: Đối tượng đặt mục đích thay đổi do mong muốn có sức khỏe tốt hơn.
Bước 4: Đối tượng quyết định làm thử hành vi sức khoẻ mới.
Bước 5: Đối tượng tự đánh giá xem kết quả thử nghiệm hành vi mới và quyết định chấp nhận hay từ chối hành vi sức khoẻ mới đó.
Bước 6: Nếu chấp nhận thì đối tượng cần có sự hỗ trợ về mọi mặt để duy trì trở hành vi sức khoẻ mới, trở thành một thói quen mới, một nếp sống mới.
QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI







Làm thế nào để lấp đầy khoảng cách giữa kiến thức với hành vi của người học ?
1. Lựa chọn thông tin cơ bản thiết thực có lợi cho cuộc sống và giúp các em sử dụng những thông tin đó trong tình huống thực.
2. Lựa chọn các phương pháp kích thích tư duy tích cực, tiếp cận kĩ năng sống, lôi cuốn mọi người cùng tham gia kể cả cha mẹ HS và cộng đồng.
3. Sử dụng các phương tiện dạy học dễ kiếm, dễ làm và rẻ tiền.




Sáu nguyên tắc trong quá trình truyền thông giáo dục sức khoẻ:
1. Tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết, tin và làm. Khen ngợi nếu họ đã làm tốt.
2. Bổ sung những thông tin còn thiếu, mô tả chính xác điều đối tượng nên làm và lợi ích của hành vi mới.
3. Tìm hiểu các nguyên nhân tại sao người dân không thay đổi hành vi sức khoẻ? Các khó khăn mà họ có thể gặp phải khi thực hiện hành vi mới và thảo luận cách giải quyết.
4. Kiểm tra xem đối tượng có hiểu những gì bạn vừa trao đổi không?
5. Động viên, khuyến khích họ làm theo.
6. Đạt được cam kết việc họ sẽ làm trong tương lai.
Phương pháp truyền thông GDSK
Hoạt động nội khoá:
Làm việc cá nhân
Hỏi và trả lời
Liên hệ thực tế
Thảo luận nhóm
Thực hành
Kể chuyện
Vẽ
Múa rối
Đóng vai,kịch
Ca hát
Trò chơi
Ghi nhớ
Hoạt động ngoại khoá:
Tham quan
Dã ngoại
Hoạt động hè
Câu lạc bộ sức khoẻ
Báo tường
Giao lưu trẻ với trẻ
Diễn đàn
Khách mời nói chuyện
Đi tìm hiểu về chủ đề sức khoẻ
5. Sự cần thiết phải tiến hành GDSK (xem TL).
6. Mục tiêu và yêu cầu của GDSK:
Tiêu chuẩn chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả:
Sự thích hợp của vấn đề.
Hấp dẫn đối với học sinh.
Thích hợp độ tuổi và lớp.
Mức độ khuyến khích học sinh tham gia bằng những hành động cụ thể.
Thời gian và phương tiện có thể có.
Sự phù hợp với năng khiếu và huynh hướng của giáo viên.
Đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Những điều giáo viên cần tránh:
Đưa ra những mẫu không thực tế.
Dùng nhiều đồ dùng giảng dạy không bình thường.
Lấy GDSK thay cho thể dục.
Dùng tài liệu có tính chất kỹ thuật.
Thành kiến hoặc chỉ nghe nói.
Phần thưởng hình thức giả tạo.
Đưa học sinh ra làm mẫu về sức khoẻ kém.
Làm cho học sinh cảm thấy bị mọi người để ý hoặc coi thường.

7. Nội dung GDSK học sinh:
1. Vệ sinh cá nhân.
2. Vệ sinh môi trường.
3. Dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống.
4. Phòng chống dịch bệnh và các vấn đề xã hội.
5. Rèn luyện lối sống (xem TL).


II. V? sinh cỏ nhõn:



Vệ sinh thân thể:
1.1.Vệ sinh da :
Cơ thể con người được bao bọc bằng lớp vỏ đặc biệt gọi là da. Da có hai lớp: lớp ngoài là biểu bì, lớp trong là da chính thức. Da có độ co giãn, dày mỏng khác nhau giữa trẻ em và người lớn, Da có tuyến mồ hôi, lỗ chân lông và nhiều mạch máu.
Nhiệm vụ của da:
Bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể không để cho vi khuẩn, vi-rút, nấm…xâm nhập vào cơ thể qua da.
Giúp điều hòa lượng nước và nhiệt độ cơ thể. Tuyến mồ hôi có nhiệm vụ thải nước ra ngoài để làm mát cơ thể. Khi bị lạnh, mạch máu trong da co lại, đẩy máu vào bên trong cơ thể. Khi bị nóng, mạch máu trong da nở ra, hấp thu nhiều máu hơn nên nhiệt độ giảm.
Là cơ quan xúc giác, 1 trong 5 giác quan quan trọng của con người.
Vai trò của đôi bàn tay:
Cầm nắm, điều khiển dụng cụ,máy móc.
Thực hiện các thao tác trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
Chăm sóc con cái, gia đình, người thân,bạn bè.
Truyền đạt và thể hiện tình cảm.
Bàn tay bẩn là nơi vi khuẩn tồn tại, phát triển và dẫn đến bệnh tật.

Tác hại của bàn tay bẩn:
- Trên 1cm2 da của người bình thường có 40.000 vi khuẩn, ở bàn tay có nhiều hơn.
- Qua bàn tay bẩn, vi khuẩn, trứng giun, sán, nấm sẽ vào cơ thể người và gây ra nhiều bệnh:
+ Đường tiêu hoá: thương hàn, tả, lỵ..
+ Đường da và niêm mạc: hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, mắt hột, v.v..
+ Giun sán.
+ Bệnh phụ khoa.
+ Cúm gia cầm (cúm A/H5N1-H1N1).
Lúc nào cần rửa tay?
- Trước khi:
+ Rửa mặt.
+ Ăn, chế biến thức ăn, cầm thức ăn, cho trẻ bú hoặc ăn, uống ...
- Sau khi:
+ Đi tiêu, đi tiểu, làm vệ sinh và chăm sóc trẻ.
+ Chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
+ Đi học về, quét dọn rác, đếm tiền, lao động sản xuất, dính các vết bẩn ở bàn tay...
Đồ dùng để rửa tay:
Thùng có vòi (robinet) hoặc xô, chậu chứa nước sạch và gáo múc nước.
Chậu sạch.
Xà phòng rửa tay.
Khăn sạch hoặc giấy vệ sinh để lau khô tay.
Nếu thường xuyên rửa tay sạch, chúng ta sẽ giảm 47% rủi ro do nhiễm khuẩn tiêu hoá, 15% nhiễm khuẩn đường hô hấp, 30% nhiễm cúm A/H1N1*hay loại trừ 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên toàn thế giới.
CÁC BƯỚC
RỬA TAY SẠCH
BẰNG XÀ PHÒNG
(Quy trình rửa tay)
Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo sạch để múc nước dội ướt tay. Lấy dung dịch xà phòng xoa vào lòng bàn tay (hoặc xoa xà phòng bánh vào lòng bàn tay). Chà sát hai lòng bàn tay vào nhau.
Dùng lòng bàn tay này chà sát lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Dùng ngón tay và lòng bàn tay
này cuốn và xoay lần lượt từng
ngón của bàn tay kia và ngược
lại.
Quy trình rửa mặt – tắm gội (xem TL).

1.2. Vệ sinh răng miệng.
1.3. Vệ sinh mắt.
1.4. Vệ sinh tai.
1.5. Vệ sinh mũi.
1.6. Vệ sinh tuổi dậy thì:
Vệ sinh em gái: + VS bộ phận sinh dục.
+ VS kinh nguyệt.
Vệ sinh em trai: + VS thân thể - bộ phận sinh dục (ngoài).
Cơ quan sinh dục nữ
Vòi trứng
Buồng trứng
Âm đạo
Tử cung
Cơ quan sinh dục nam
2ống dẫn tinh
Dương vật
Tinh hoàn
Tuyến tiền liệt
Túi tinh
Quy đầu
Bao quy đầu
Mào tinh
Niệu đạo
2.Vệ sinh trang phục (xemTL).
3.Vệ sinh ăn uống:
- Lợi ích của việc giữ vệ sinh ăn uống:
+ Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hoá.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Ăn ngon, ăn đủ chất.
- Nội dung vệ sinh ăn uống:
CHỌN LỰA THỰC PHẨM AN TOÀN
Thực phẩm không bị ô nhiễm. Bảo quản thức ăn sống và chín riêng biệt .
Thịt gia cầm phải qua kiểm tra thú y .
Thức ăn phải chín. Không ăn thức ăn ôi thiu, thịt chưa nấu chín.
CHỌN LỰA THỰC PHẨM AN TOÀN
Rau trái tươi, không dập nát, không có nhiều dư lượng hoá chất, không bón bằng phân tươi .
Trứng tươi, rõ nguồn gốc.
CHỌN LỰA THỰC PHẨM AN TOÀN
Thực phẩm đóng gói: Chọn nhãn hiệu uy tín, hạn sử dụng xa, bao bì in rõ ràng, xem thành phần cấu tạo.

Phần1:
NHỮNG THÔNG TIN CHUNG.

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ.
I. Tác động của môi trường đối với sức khoẻ con người.
II. Một số bệnh liên quan đến nước và điều kiện vệ sinh môi trường.
III. Nước sạch đối với đời sống con người.
IV. Các giải pháp thu gom và xử lý phân.
V. Cách thu gom, xử lý rác và nước thải.
I. Tác động của môi trường đối với sức khoẻ con người.

1. Khái niệm về môi trường:
Môi trường của một vật thể hay một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài của vật thể hay sự kiện đó.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học,sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người.
KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG:
* Môi trường theo nghĩa rộng bao gồm cả các nhân tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, nhân tố xã hội…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người.
* Môi trường được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG:
+ Môi trường thiên nhiên gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học và sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, ít chịu sự chi phối của con người.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người.
+ Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học,sinh học,xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
2. Chức năng của môi trường:
Môi trường là không gian sống của con người.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho đời sống, sản xuất và các hoạt động khác của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải của con người.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.(*)
3. Những yếu tố môi trường gây nguy hại sức khoẻ con người:
Ô nhiễm không khí: Các chất ô nhiễm KK thường là nhân tạo (suy giảm tầng ô-zôn gây biến đổi khí hậu, Nhật sẽ giảm 25% khí thải 2010-2020, ĐMạch hỗ trợ VN 40 triệu USD ứng phó với biến đổi khí hậu*).
Ô nhiễm môi trường nước: Các chất gây ô nhiễm gồm chất thải háo ôxy (là những chất lúc bỏ vào nước sẽ lấy ôxy hòa tan trong nước để ôxy hóa, làm giảm hàm lượng ôxy hòa tan, khiến cho cá và các thủy sinh vật khác không sống được), các chất hoá học, các vật gây bệnh...(*)
Ô nhiễm môi trường đất: Các chất thải sinh hoạt - công nghiệp…là các nguồn chứa mầm bệnh.
Các chất hóa học do khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp (thuộc da, nhuộm…), sản xuất nông nghiệp (phân bón,̀ thuốc trừ sâu …) gây ô nhiễm môi trường đất và nước(*)
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MT KHÔNG KHÍ:
Nổ nhà máy hóa chất ở Cát Lâm (Trung Quốc)
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường đã làm hủy hoại môi trường sống của các loài hải sản.
Cây bị rụng lá do tác hại của mưa axit
4. Trẻ em với môi trường:
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hường bởi tác động xấu của môi trường. Các em thường là những người nhiễm bệnh đầu tiên khi các vụ dịch liên quan đến nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, bùng phát dẫn đến hậu quả đối với sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong tương lai.
Điều 24 của Công ước LHQ về Quyền trẻ em chỉ ra rằng “Trẻ em đều có quyền được hưởng tình trạng sức khỏa cao nhất có thể có và được chăm sóc y tế. Nhà nước phải đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh, đến việc GDSK và hạ thấp tỉ lệ tử vong ở trẻ em…”.
37
Diện tích rừng thu hẹp do đốt rừng làm rẫy
Ch?t lu?ng mụi tru?ng xu?ng c?p
nghiờm tr?ng
II. Một số bệnh liên quan đến nước và điều kiện VSMT:
Bệnh lây đường tiêu hoá: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A, bại liệt…
Bệnh giun sán.
Các bệnh do muỗi truyền (VN hiện nay có khoảng 1 vạn ca sốt xuất huyết).
Các bệnh mắt, ngoài da, phụ khoa.
Bệnh cúm gia cầm (cúm A/H5N1-H1N1).
Các bệnh do hoá chất và chất độc.
Hình ảnh về ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe con người:
Da tay bị dị ứng với nguồn nước
THÔNG TIN VỀ ĐẠI DỊCH CÚM A/H1N1
- Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm A/H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lang nhanh từ người sang người theo đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi- họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chưa vi-rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
- Người mang vi-rút cúm có khả năng truyền vi-rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau khi có triệu chứng bệnh.
- Hiện nay, một vài nước tuyên bố đã có vắc-xin phòng chống cúm A/H1N1 (Trung Quốc,Mỹ, Úc ).
- Cách phòng bệnh: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh m.trường.
CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH CÚM A/H1N1
- Bệnh có biểu hiện sốt trên 38oC, ho, sổ mũi, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mõi. Một số trường hợp nặng sẽ bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
- Bệnh có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi, họng để xét nghiệm.

TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A/H1N1 (tính đến 13/9/2009)
- Tổ chức WHO đã cảnh báo dịch ở cấp độ 6/6 và là đại dịch trên quy mô toàn cầu. Đến nay đã lan rộng ra khoảng 200 quốc gia thuộc cả 5 châu lục với hàng chục triệu người mắc và 3.025 trường hợp đã tử vong (Brasil chi 1 tỉ USD để p/c, Mexicô đóng cửa 14000 trường học…* ).
- Tại VN, bệnh xâm nhập vào 31/5/2009, đến nay đã có 4464 ca (+) và đã tử vong 06 người (BTre 01).
TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A/H1N1TẠI BẾN TRE

Tại Bến Tre, dịch đã lây lang nhanh ra một số địa phương và trường học (Bộ Y tế vào làm việc 9/9/2009).
- Tính đến 8h00 ngày 11/9/2009:
1.Số ca mới: 07 (+) tại BV.NĐC
(THPT.NĐC:03, CĐSP 01, TH Phú Thọ 01, THCS VPhúc 01, CĐ Nghề Đồng Khởi 01)
2. Các cas nghi ngờ đã nhập viện trong ngày:
-BV.NĐC 24 (TH BTre 1,PThọ 1, HG 1, P6 2,
THCS MH 2, THPT NĐC 11, VTT 4, LLQ 1, CTB 1).
-Tổng số ca đều trị tại các BV 296 (có 69 cas +) (NĐC, CLM, GTr, BTri, BĐ…, ra viện 196 (có 52 cas +).
Tình hình đang diễn biến phức tạp tại TP.BTre và các huyện (THCS. VP, MH, THPT NĐC, VTT, NDTEKT…).
-Tính đến hết ngày 13/9/2009: có 69 ca nhiễm (+), trong đó có 52 ca ra viện, 16 ca đang điều trị, 01 ca tử vong (*)
BỆNH DO NHIỄM ĐỘC CÁC CHẤT HÓA HỌC
Nước có thể bị nhiễm bẩn do một số chất độc hóa học như kim loại nặng, các chất phóng xạ, các chất gây ung thư.
Chì (Pb): Nước có các khí CO2 và O2 dưới dạng hoạt tính có thể hòa tan chì ở ống dẫn nước, dụng cụ đựng nước… lượng chì trong nước vượt quá 0,01 mg/lít* sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Đồng (Cu): Nước thải công nghiệp là nguyên nhân làm cho nước có kim loại đồng - Lượng Cu vượt quá 2mg/lít* sẽ gây ngộ độc cho con người.
Thạch tín (As): Nước thải của công nghiệp thuộc da, xưởng nhuộm…mang As vào nước sông. Tỉ lệ quy định không được vượt quá 0,05mg/lít.
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH CỦA VI KHUẨN
III. Nước sạch đối với đời sống con người:
1.Vai trò của nước đối với sức khỏe:
Nước là 1 thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của con người.
Nhờ nước mà các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể để duy trì sự sống.
Nước là môi trường trung gian lây truyền bệnh
Nước cần thiết cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, cứu hoả và các yêu cầu khác.
Do vai trò quan trọng trên, cho nên nước phải đảm bảo 2 yêu cầu: ĐỦ và SẠCH.
2. Các nguồn nước trong thiên nhiên:
2.1. Nước mưa.
2.2. Nước mặt.
2.3. Nước ngầm (xem LT).
3. Như thế nào là nước sạch?
Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng nước, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại.
Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch được thực hiện theo quyết đính số 09/2005/ QĐ-BYT của bộ trưởng Bộ Y tế ngày 11/3/2005.
87
Lũ lụt (miền Trung Việt Nam)
4. Các loại hình cấp nước sạch thường dùng và cách sử dụng bảo quản:
Bể lu chứa nước mưa.
Giếng đào.
Giếng khoan.
Công trình cấp nước tập trung.
Lu, bể chứa nước mưa
Giếng đào
Giếng khoan
Công trình cấp nước tập trung
5. Một số biện pháp làm sạch nước:
5.1. Đánh phèn.
5.2. Bằng biện pháp dân gian (lọc bằng vải sạch;lá mồng tơi - lá dâm bụt vò nát khuấy trong nước).
5.3. Bể lọc (loại hai ngăn để khử sắt trong nước lấy từ giếng lên).
5.4. Khử trùng bằng hóa chất (viên Cloramin T hoặc B: 0.25g/25 lít nước; hóa chất bột Cloramin B, Clorua vôi.
5.5. Thau rửa, làm trong và khử trùng giếng.


Bể lọc nước

6. Nước uống:
Các nguồn nước uống cần phải được xét nghiệm thường xuyên đề có những biệp pháp xử lý kịp thời, đảm bảo các nguồn nước này đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Nước lấy từ bất cứ nguồn nào, cho dù đã được xử lý thì trước khi uống phải đun sôi.
Nhu cầu nước uống cho mỗi người cần có từ 1.5-2.5 lít/ngày. Nhu cầu nước uống của 1 HS về mùa hè cho mỗi ca học bình quân là 0.3 lít, về mùa đông là 0.1 lít.
Tuyệt đối không uống nước lã.
IV.Các giải pháp thu gom và xử lý phân người:
1.Tại sao phải thu gom và xử lý phân người?
Phân người không được thu gom và xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm đất, nước và không khí, lây lan nhiều bệnh tật như tiêu chảy tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, bại liệt giun sán…nhất là trẻ em ( Hằng năm, trên thế giới có tới 3 triệu trẻ em bị chết do các bệnh lây truyền qua phân và nước).
Phân người là nơi sinh sống của ruồi, nhặng, gián, chuột là các con vật trung gian mang mầm bệnh từ người này sang người khác.
Phân người sản sinh ra mùi hôi thối khó chịu.
2.Xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh (xem TL).
V. Cách thu gom, xử lý rác và nước thải (xem TL).
Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi
Nhà tiêu thấm dội nước
Nhà tiêu tự hoại
Khu vệ sinh trường học
Thùng đựng rác tại sân ga điện ngầm Tokyo-Nhật Bản
Thùng đựng rác tại công sở Canada

Phần1:
NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

CHƯƠNG 3.
TRUYỀN THÔNG GDSK THEO
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG

I. Truyền thông Giáo dục sức khoẻ (xem TL).
II. Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống trong truyền thông Giáo dục sức khoẻ.

1. Khái niệm về kỹ năng sống:
- Kỹ năng sống (KNS) được hiểu như là khả năng tâm lý của mỗi người cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống.
- KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính XH. Nó cần thiết đ/v thanh thiếu niên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, chủ động và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho mỗi cá nhân một cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ XH.
- KNS được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của con người, nó giúp mỗi cá nhân ngày càng nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người gặp phải hằng ngày.
Cần phân biệt KNS với các kỹ năng quan trọng khác được gọi là ‘kỹ năng của cuộc sống” mà con người có được qua trưởng thành như đọc, đếm, các kỹ năng kỹ thuật và thực hành.
2. Mục tiêu tiếp cận KNS trong GDSK.HS:
Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh là:
- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về sức khỏe, giới tính.
- Giúp HS hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe, phát triển ở các em những giá trị và những KNS có khả năng đưa đền một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.
- Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Nâng cao sự hiểu biết của HS về những tác động xấu của TNXH với sự phát triển KT, VH, XH, CT của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.
3. Lợi ích của giáo dục KNS cho HS:
- Lợi ích về mặt sức khỏe: xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh cho cá nhân- cộng đồng; giúp các em giải quyết được các nhu cầu để phát triển; tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người;xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội.
- Lợi ích về mặt giáo dục: Phương pháp dạy học tích cực có tác động tích cực đến quan hệ thầy - trò, trò-trò; hứng thú trong học tập; hòan thành công việc của cá nhân 1 cách sống sáng tạo và hiệu quả; đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động, tự giác của người học trong quá trình học tập, tu dưỡng.
3. Lợi ích của giáo dục KNS cho HS (tt):
- Lợi ích về mặt xã hội: thúc đẩy những hành vi mang tính XH tích cực, góp phần xây dựng mội trường XH lành mạnh; có giá trị đặc biệt đ/v thanh thiếu niên (TTN) lớn lên trong 1 XH văn hóa đa dạng, nền KT phát triển và thế giới là một mái nhà chung.
- Lợi ích về mặt kinh tế, chính trị:hình thành những phẩm chất mà các nhà khoa học, kinh tế và chính trị trong tương lai cần có; giải quyết 1 cách tích cực nhu cầu và quyền của TTN, giúp họ xác định được nghĩa vụ của mình đ/v bản thân, gia đình và XH, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của quốc gia.
4. Vì sao cần tiếp cận PPGD.KNS ?
- Giúp cho mỗi người phát triển các kỹ năng cá nhân và XH mà họ cần giữ gìn bản thân an toàn, trở thành những người có trách nhiệm và có tinh thần độc lập, sáng tạo; có khả năng làm chủ tình cảm và cảm xúc của mỗi cá nhân.
- Khi những KNS của mỗi người phát triển và nâng cao thì sự tự tin và tự trọng cũng tăng theo. Điều này rất quan trọng vì sự tự trọng là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định hành vi của mỗi người, đặc biệt đ/v việc duy trì lối sống lành mạnh và có trách nhiệm trước sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
5. Một số KNS cần được vận dụng trong GDSK học sinh:
5.1. Kỹ năng giao tiếp (KNGT): giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân, trong nhóm và với tập thể đông đảo hơn; giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn. Thái độ cảm thông với người khác cũng góp phần giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải. Kỹ năng hợp tác và làm việc tập thể là yếu tố quan trọng trong KNGT, giúp đem lại hiệu quả cho nhóm và cá nhân tăng cường sự tự tin,hiệu quả trong việc thương thuyết, xử lý tình huống và giúp đỡ người khác.
- KN giao tiếp nhằm giúp cho học sinh:
+ Biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp.
+ Có khả năng thực hành giao tiếp hiệu quả.
+ Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Một số kỹ năng cần vận dụng khi giao tiếp:
Thiếp lập tình bạn (biết khước từ tình bạn đưa đến những hành vi nguy hiểm: quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma túy, trộm cắp, cờ bạc…)
Sự cảm thông (hiểu và xem hoàn cảnh của người khác như của mình và tìm cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ, hỗ trợ để họ tự quyết định và đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất).
Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè.
Thương lượng ( là 1 kỹ năng quan trọng liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả năng đương đầu với sự đe dọa hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau).
Giao tiếp hiệu quả (vận dụng các KNGT bằng lới – không lới và KN lắng nghe).
5.2. Kỹ năng tự nhận thức (KNTNT):
-KNTNT giúp hiểu rõ bản thân mình: đặc điểm, tích cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ XH cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Tự nhận thức là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc giao tiếp hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đ/v người khác; liên quan đến KN xác định giá trị, thể hiện sự tự tin và tính kiên định để giải quyết vấn đề, ra quyết định hiệu quả; giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế.
-KN tự nhận thức giúp học sinh:
+ Biết nhận thức và thể hiện bản thân mình.
+ Có thể đánh giá được mặt tốt và chưa tốt của những hành vi sức khỏe bản thân.
Một số KNTNT thường được vận dụng:
- Kỹ năng tự đánh giá: KN nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, cảm xúc cũng như vị trí của mình trong cuộc sống, mặt mạnh và mặt yếu của họ; hiểu biết về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó họ đã được sinh ra; hiểu các nguy cơ và các yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ (yếu tố môi trường, bạn bè, phim ảnh, tình huống căng thẳng…); hiểu về các yếu tố mang tính bảo vệ (yếu tố tích cực của bạn bè, gia đình, xã hội).
Một số KNTNT thường được vận dụng(tt):
- Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng khi con người nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng. Lòng tự trọng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mối quan hệ của cá nhân với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng như cha mẹ, các thành viên trong gia đình, thầy cô giáo và bạn bè có thể trợ giúp nhằm phát triển hoặc làm mất sự tự trọng của một cá nhân qua những quan hệ, tiếp xúc của họ đối với cá nhân nào đó.
Việc khuyến khích những mối quan hệ tích cực, lành mạnh là cần thiết đ/v KNS vì tự trọng liên quan đến các hành vi đặc biệt là các hành vi liên quan đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
5.3. Kỹ năng xác định giá trị (KNXĐGT):
- KNXĐGT là kỹ năng xác định những chuẩn mực về niềm tin, chính kiến, đạo đức, thái độ mà mỗi cá nhân cho là quan trọng, là đúng đắn để hành động theo hướng đó. KNXĐGT ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của mỗi ngưỡi và cả quá trình tương tác trong giao tiếp với người khác.
- Cần lưu ý rằng mỗi người xuất thân từ những hoàn cảnh, giáo dục và kinh nghiệm sống khác nhau nên có những suy nghĩ và thái độ khác nhau. Điều này giúp bản thân mỗi cá nhân tôn trọng ý kiến của người khác, chấp nhận là người khác có những suy nghĩ khác biệt mình. Nhận thức được như vậy sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong tương tác với người khác.
- KN xác định giá trị giúp học sinh:

+ Hiểu rõ giá trị là những niềm tin, chính kiến, thái độ, định hướng cho họat động và hành vi của mỗi người.
+ Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành KNXĐGT cho bản thân và biết tôn trọng giá trị của người khác.
+ Biết phân tích lợi, hại, được, mất của mỗi hành vi mà cá nhân muốn thực hiện.
5.4. Kỹ năng ra quyết định:
- Trong cuộc sống mỗi ngày, một người có thể ra nhiều quyết định. Tùy theo tình huống, mỗi cá nhân phải lựa chọn ra một quyết định nhưng cũng đồng thời ý thức được các tình huống có thể xảy ra do sự lựa chọn của mình.
Cần phải cân nhắc thận trọng khi ra những quyết định, lường trước được những hậu quả trước khi ra quyết định của mình là đúng, hợp lý.
- KN ra quyết định giúp học sinh:
+ Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách cân nhắc cái lợi, cái hại của từng giải pháp để cuối cùng có được quyết định đúng đắn.
+ Nắm đước các bước ra quyết định.
+ Thực hành được kỳ năng ra quyết định.
Kỹ năng ra quyết định bao gồm:
- Tư duy phê phán: Thanh thiếu niên lớn lên trong thế giới hôm nay phải đương đầu với nhiều vấn đề, nhiều tình huống trong cuộc sống, đòi hỏi họ phải ra quyết định phù hợp, nếu không sẽ phải trả giá cho những quyết định sai lầm. Vì vậy, họ phải có khả năng phân tích một cách có phê phán môi trường sống và những thông tin đa dạng, phức tạp tác động dồn dập.
- Tư duy sáng tạo: Cuộc sống của con người luôn tiếp cận với các sự việc mới, hpương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, đó chính là tư duy sáng tạo. Điều đó rất quan trọng trong KNS bởi vì con người thường xuyên bị đặt vào hoàn cảnh bất ngờ và không bình thường. Trong hoàn cảnh đó, đòi hỏi con người phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp.
Giải quyết vấn đề:
Thông qua việc thực hành ra quyết định và giải quyết vấn đề thì thanh thiếu niên mới có thể xây dựng được những kỹ năng cần thiết để có những lựu chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ phải đương đầu.
Các buớc ra quyết định:
1. Xác định vấn đề.
2, Thu thập thông tin.
3. Liệt kê các giải pháp lựa chọn.
4. Kết quả sự lựa chọn - cảm xúc - giá trị.
5. Ra quyết định.
6. Hành động.
7. Kiểm định lại hiệu quả của quyết định.
5.5. Kỹ năng kiên định:
Kiên định là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hòa đúng mực. Đó tính kiên định theo chiều hướng tích cực. Ví dụ: Một cô gái từ chối sự tán tỉnh của bạn trai cùng lớp hoặc của người đàn ông lớn tuổi hơn; một em bé thuyết phục mẹ để được tiếp tục đi học.
Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.
Thể hiện thái độ kiên định:
- Cởi mở, thành thật với bản thân và người khác.
- Biết lắng nghe ý kiến người khác.
- Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh của người khác.
- Tự trọng bản thân nhưng tôn trọng người khác.
- Xử lý cảm xúc của mình.
- Nói không và giải thích lý do.
- Thực hiện ý kiến và mong muốn của mình mà không làm tổn hại đến quyền của người khác.
- Tính hiếu thắng: luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân mình, quên đi quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn mọi người phục tùng mình, bất kể điều đó đúng hay sai.
- Thể hiện thái độ hiếu thắng:
+ Buộc người khác làm điều mà họ không muốn làm.
+ Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên.
+ Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể là điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi của người khác.
- Tính phục tùng: thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi quyền và nhu cầu của người khác là trên hết, quyên mất quyền và nhu cầu của cá nhân mình bất kể điều đó là hợp lý.
- Thể hiện thái độ phục tùng:
+ Chấp nhận, đồng ý khi trong lòng không muốn.
+ Luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên.
+ Trong lòng giận dữ và khó chịu nhưng không nói ra.
+ Biện minh hành động của mình là vì người khác.
+ Mơ hồ về ý nghĩa và điều mà mình làm.
+ Không có thái độ cương quyết.


KN kiên định giúp học sinh:
+ Phân biệt được tính kiên định, phục tùng, hiếu thắng để ra quyết định đúng.
+ So sánh với quyền và nhu cầu của bản thân cũng như biết tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác để lựa chọn thái độ và hành vi phù hợp.

5.6. Kỹ năng đặt mục tiêu:
- Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu có thể là sự mong muốn hiểu biết (về cái gì đó), một sự thay đổi về thái độ hay thay đổi một hành vi (làm được cái gì đó). Muốn thực hiện được mục tiêu phải có quyết tâm và đôi khi phải có cam kết (cam kết với người khác hoặc cam kết với chính mình).
Những yêu cầu khi đặt mục tiêu:
- Mục tiêu phải thể hiện bằng ngôn từ cụ thể, rõ ràng, có thể lượng hóa được, tránh dùng các từ chung làm khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện.
- Mục tiêu phải có tính khả thi (thực tế).
- Ai là người hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện mục tiêu đó.
- Trong thời gian bao lâu có thể hoàn thành? (ngắn hạn: 1 ngày- 1 tuần; trung hạn:1- 3 tháng; dài hạn: 6 tháng-1 năm hoặc nhiều năm).
- Ngày tháng năm hoàn thành.
- Biểu diễn từng móc thời gian thực hiện.
- Thuận lợi, khó khăn.
- Khẳng định, quyết tâm.
- So sánh với kết quả cuối cùng.
K
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tín
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)