Vatly9

Chia sẻ bởi Vũ Tuấn Đạt | Ngày 29/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: vatly9 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên bậc THCS năm 2009
Sử dụng thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Vật lý
ở lớp 8 và 9

Ths : Vũ Thị Minh Tuyến
Đặt vấn đề
Phân tích việc sử dụng thí nghiệm để phát huy tính tích cực của học sinh thể hiện ở các nội dung sau:
Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo phương pháp thực nghiệm.
Hướng dẫn học sinh tự làm dụng cụ thí nghiệm đơn giản.

Phương pháp thực nghiệm, áp dụng vào dạy học ở trường THCS gồm các giai đoạn chính sau đây:
Quan sát thực tế, phát hiện vấn đề, nêu câu hỏi.
Xây dựng dự đoán (giả thuyết)
Từ dự đoán suy ra hệ quả có thể kiểm tra được trong thực tế.
Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.
Thực hiện thí nghiệm kiểm tra.
Kết luận
Chức năng của thí nghiệm trong quá trình tìm tòi, khám phá: thường được sử dụng trong các giai đoạn sau của phương pháp thực nghiệm:
Phát hiện vấn đề, làm xuất hiện câu hỏi.
Nêu được câu trả lời dự đoán có tính chất khái quát
Đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
Tổ chức thực hiện thí nghiệm theo phương án đã đề ra.
Phân tích kết quả thu được.
1.3.1. Sử dụng các thí nghiệm trong phát hiện, đề xuất vấn đề, nêu câu hỏi:
Mục đích: gây cho học sinh sự quan tâm, chú ý, sự ngạc nhiên, thích thú, có nhu cầu tìm hiểu.
Lựa chọn thí nghiệm: Thí nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Hiện tượng đơn giản, nhìn rõ mâu thuẫn nhất.
TN tạo ra một hiện tượng lạ.
TN tạo ra một hiện tượng trái với những suy nghĩ thông thường của học sinh.
TN đáp ứng được một điều mà học sinh mong mỏi lâu nay nhưng chưa gặp, chưa biết cách làm.


c) Sử dụng thí nghiệm:
Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức cũ về một hiện tượng để khẳng định.
Đưa ra thí nghiệm trái với hiểu biết đã khẳng định.
Nêu lên được câu hỏi.
1.3.2. Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ cho học sinh trong việc xây dựng dự đoán:
Mục đích: Hỗ trợ học sinh trong việc xây dựng dự đoán. Trường hợp mối quan hệ đơn giản thì hs có thể dự đoán được. Trường hợp phức tạp cần phải đưa thí nghiệm để có những căn cứ giúp hs dự đoán.
b) Lựa chọn thí nghiệm:
Dựa vào sự liên tưởng tới một kinh nghiệm đã có, một hoàn cảnh đã gặp.
Dựa vào sự tương tự.
Dựa trên nhận xét thấy hai hiện tượng luôn luôn biến đổi đồng thời, cùng tăng hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ nhân quả giữa chúng.
Dựa trên sự thuận nghịch thường thấy của quá trình.
Dựa trên sự mở rộng phạm vi ứng dụng của một kiến thức đã biết sang một lĩnh vực khác.
Yêu cầu:
Thí nghiệm lựa chọn phải đơn giản.
Bị chi phối bởi một mối quan hệ để hs dễ nhận thấy.
1.3.4. Sử dụng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán:
Mục đích: chuyển dự đoán trừu tượng, khái quát vào một thực tế cụ thể có thể quan sát đo lường được
Thiết kế trên giấy: vẽ trên giấy để bước đầu cụ thể hoá ý tưởng, rèn luyện cách trình bày ý tưởng bằng sơ đồ, cách bố trí.

c) Lựa chọn phương án: đảm bảo các yêu cầu sau:
Thí nghiệm phải thể hiện rõ mối quan hệ cần kiểm tra ít bị nhiễu bởi các yếu tố khác.
Có phương tiện, công cụ để đo lường kiểm tra được, có thể là công cụ đã biết, nhưng có thể là công cụ mới.
Giáo viên phải lựa chọn phương án kiểm tra khả thi, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, hoặc điều kiện có thể làm thêm được. Giáo viên phải chọn tột phương án khả thi, song phải phân tích nếu bác bỏ một phương án nào thì phải có lý do xác đáng.

d) Thực hiện thí nghiệm kiểm tra:
Thảo luận các bước tiến hành thí nghiệm, các thao tác, các phép đo cần thực hiện, các thông tin cần thu thập và câu trả lời cần tìm.
Khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, nếu như có một nhóm nào đó có kết quả sai lệch nhiều so với các kết quả chung, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân, công bố cho cả lớp biết. Như vậy mới có tác dụng khuyến khích hs tìm hiểu, tranh luận để nhận rõ đúng, sai - ngay cả khi hs làm sai cũng cảm thấy phấn khởi vì đã nhận ra chỗ sai của mình.
2. Hướng dẫn học sinh tự làm dụng cụ
thí nghiệm đơn giản:
2.1. Tác dụng của các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông:
Giúp hs hiểu rõ tính năng, tác dụng của các dụng cụ, nguyên tắc hoạt động nên hs nắm vững, hiểu sâu những kiến thức liên quan.
Phát triển kĩ năng thực hành, năng lực sáng tạo trong việc tìm giải pháp bố trí, lắp ráp các dụng cụ hoạt động có hiệu quả.
Thấy được quan hệ gắn bó giữa vật lí và đời sống.
Tạo hứng thú trong học tập.

2.2 Những khả năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản, tự làm trong dạy học vật lí :
Được sử dụng trong dạy học vật lí dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú :
Để thu thập thông tin ban đầu, phát hiện đề xuất vấn đề nghiên cứu
Giúp học sinh nhớ lại kinh nghiệm sống, đề xuất dự đoán:
Sử dụng thí nghiệm đơn giản, tự làm để kiểm tra dự đoán:
Sử dụng thí nghiệm đơn giản để làm bài tập thí nghiệm khi vận dụng củng cố kiến thức
Thiết kế dụng cụ thí nghiệm để phát triển khả năng sáng tạo của học sinh
2.3 Các yêu cầu của việc thiết kế , chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản:
Việc chế tạo đụng cụ thí nghiệm đơn giản phải phù hợp vói trình độ học sinh, đòi hỏi ít vật liệu, các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm trong đời sốg hàng ngày, quen thuộc với học sinh.
Dễ chế tạo, việc gia công các vật liệu có thể sử dựng các công cụ thông dụng như kìm, búa, kéo, dùi, cưa, ...
Các bộ phận của dụng cụ thí nghiệm khi lắp ráp, tháo rời phải dễ dàng nhanh chóng.
Dễ bảo quản và vận chuyển, an toàn trong chế tạo và trong quá trình tiến hành thí nghiệm
Việc bố trí tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ thí nghiệm này đơn giản, không tốn kém nhiều thời gian.
Hiện tượng vật lí diễn ra trong thí nghiệm với dụng cụ thí nghiệm đơn giản phải rõ ràng, dễ quan sát.
2.4. Hướng dẫn hs tự làm dụng cụ thí nghiệm đơn giản:
Nêu mục đích thí nghiệm:.
Chỉ ra cho hs nguồn vật liệu cần thiết tìm thấy trong đời sống.
Hướng dẫn hs thiết kế lắp ráp. Giáo viên có thể đưa cho hs xem một mẫu đã làm hoặc hướng dẫn họ vẽ sơ đồ cấu tạo của dụng cụ, cách bố trí các chi tiết.
Hướng dẫn hs gia công một số vật liệu bằng các công cụ thông dụng.
Tổ chức các nhóm làm dụng cụ thí nghiệm để hỗ trợ lẫn nhau.
Trao đổi thảo luận
Chia lớp thành 4 nhóm:
Nội dung 1:
- Nghiên cứu SGK lớp 8 và lớp 9
Hãy chọn ít nhất 2 bài học được SGK viết theo tinh thần của phương pháp thực nghiệm
Phân tích các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm thể hiện trong bài học?
Các thí nghiệm được sử dụng trong từng bài đó như thế nào?
Trao đổi thảo luận
Nội dung 2:
Nghiên cứu SGK lớp 8 và lớp 9
Hãy lựa chọn:
- 5 thí nghiệm sử dụng để đề xuất vấn đề ( nêu câu hỏi ).
- 5 thí nghiệm sử dụng để kiểm tra 1 dự đoán
( một kết luận hay 1 định luật )
- Hãy trình bày phương án sử dụng các thí nghiệm đó trong quá trình dạy học để có thể phát huy tính tích cực của học sinh?
Bài thu hoạch cá nhân
1) Hãy xây dựng phương án dạy 1 bài học cụ thể (lớp 8 hoặc lớp 9) , có sử dụng thí nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
2) Thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản có thể sử dụng khi dạy hoc
3) Thầy ( hoặc cô ) cho biết thực trạng của phòng thí nghiệm và viêc sử dụng thí nghiệm vật lí hiện nay ở trường mình như thế nào?
4) Thầy (hoặc cô) có đề xuất và kiến nghị gì ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tuấn Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)