VẬT LÝ 8-NHIỆT NĂNG
Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Nam |
Ngày 14/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: VẬT LÝ 8-NHIỆT NĂNG thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
VẬT LÝ 8-BÀI 21
HƯỚNG DẪN GIẢI CHO BÀI NHIỆT NĂNG
21.1. Vì sao cọ sát hai vật vào nhau, hai vật sẽ nóng lên?
Khi cọ sát hai vật A và B với nhau thì vật này chuyển động so với vật kia. Giả sử A chuyển động với vận tốc so với B. Mỗi phân tử của vật A ngoài vận tốc chuyển động nhiệt còn có thêm vận tốc : các phân tử của A ở chỗ tiếp xúc với B sẽ truyền một phần vận tốc cho các phân tử của B làm chúng chuyển động nhanh lên. Tức là làm tăng nhiệt độ của B. Ngược lại cũng có thể coi B chuyển động với vận tốc so với A và lập luận tương tự như trên thì nhiệt độ của A cũng tăng lên.
Vậy cọ sát hai vật với nhau hai vật sẽ nóng lên.
21.2. Khi nói: “Mọi vật đều có nhiệt năng” là đúng hay sai? Giải thích.
Đúng vì: Các phân tử tạo thành các chất đều chuyển động không ngừng nghĩa là chúng luôn luôn có động năng. Vậy vật có nhiệt năng vì nhiệt năng của vật là tổng các động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
21.3. Vì sao nhiệt năng của một vật có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ của vật?
Ta đã biết nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhiệt càng nhanh. Nghĩa là chúng có động năng càng lớn và vật cũng có nhiệt năng càng lớn vì nhiệt năng bằng tổng động năng của các phân tử. Vậy nhiệt năng của vật càng lớn khi nhiệt độ của nó càng cao.
21.4. Khi xì đầu van xe đạp, lúc bánh xe đạp đang căng, thì đầu van sẽ nóng lên hay lạnh đi?
Đầu van sẽ lạnh đi vì không khí từ săm xe xì ra thực hiện công, nên nhiệt năng của luồng không khí đó giảm, làm nhiệt độ của nó giảm và làm giảm cả nhiệt độ của đầu van.
21.5. Tại sao khi bơm xe đạp đầu van xe lại nóng lên?
Hiện tượng này ngược lại với hiện tượng trên. Không khí bị nén vào săm xe đạp nhận công, nên nhiệt năng của không khí tăng lên và nhiệt độ của nó cũng tăng lên và làm tăng cả nhiệt độ của đầu van.
21.6. Nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì nhiệt năng của hai vật đó có bằng nhau không? Giải thích
Không vì: Nhiệt năng không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật mà còn tỉ lệ với số phân tử tạo thành vật. (Vì nhiệt năng bằng tổng động năng của các phân tử).
HƯỚNG DẪN GIẢI CHO BÀI NHIỆT NĂNG
21.1. Vì sao cọ sát hai vật vào nhau, hai vật sẽ nóng lên?
Khi cọ sát hai vật A và B với nhau thì vật này chuyển động so với vật kia. Giả sử A chuyển động với vận tốc so với B. Mỗi phân tử của vật A ngoài vận tốc chuyển động nhiệt còn có thêm vận tốc : các phân tử của A ở chỗ tiếp xúc với B sẽ truyền một phần vận tốc cho các phân tử của B làm chúng chuyển động nhanh lên. Tức là làm tăng nhiệt độ của B. Ngược lại cũng có thể coi B chuyển động với vận tốc so với A và lập luận tương tự như trên thì nhiệt độ của A cũng tăng lên.
Vậy cọ sát hai vật với nhau hai vật sẽ nóng lên.
21.2. Khi nói: “Mọi vật đều có nhiệt năng” là đúng hay sai? Giải thích.
Đúng vì: Các phân tử tạo thành các chất đều chuyển động không ngừng nghĩa là chúng luôn luôn có động năng. Vậy vật có nhiệt năng vì nhiệt năng của vật là tổng các động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
21.3. Vì sao nhiệt năng của một vật có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ của vật?
Ta đã biết nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhiệt càng nhanh. Nghĩa là chúng có động năng càng lớn và vật cũng có nhiệt năng càng lớn vì nhiệt năng bằng tổng động năng của các phân tử. Vậy nhiệt năng của vật càng lớn khi nhiệt độ của nó càng cao.
21.4. Khi xì đầu van xe đạp, lúc bánh xe đạp đang căng, thì đầu van sẽ nóng lên hay lạnh đi?
Đầu van sẽ lạnh đi vì không khí từ săm xe xì ra thực hiện công, nên nhiệt năng của luồng không khí đó giảm, làm nhiệt độ của nó giảm và làm giảm cả nhiệt độ của đầu van.
21.5. Tại sao khi bơm xe đạp đầu van xe lại nóng lên?
Hiện tượng này ngược lại với hiện tượng trên. Không khí bị nén vào săm xe đạp nhận công, nên nhiệt năng của không khí tăng lên và nhiệt độ của nó cũng tăng lên và làm tăng cả nhiệt độ của đầu van.
21.6. Nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì nhiệt năng của hai vật đó có bằng nhau không? Giải thích
Không vì: Nhiệt năng không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật mà còn tỉ lệ với số phân tử tạo thành vật. (Vì nhiệt năng bằng tổng động năng của các phân tử).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đình Nam
Dung lượng: 20,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)