Vật lý 8 (HK2_2009-2010)
Chia sẻ bởi Ngô Thanh Tuấn |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Vật lý 8 (HK2_2009-2010) thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010
Môn: VẬT LÝ - Khối 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm). Phát biểu nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Phân tích quá trình chuyển hoá năng lượng khi thả một hòn đá từ trên cao xuống (Trước khi thả; Khi thả; Trước khi chạm đất; Khi chạm đất).
Câu 2: (1,0 điểm). Giải thích tại sao khi đun nước, người ta phải đun từ dưới lên?
Câu 3: (1,0 điểm). Giải thích tại sao khi bánh xe được bơm căng và vặn vòi thật chặt nhưng nếu để lâu ngày bánh xe vẫn bị xẹp?
Câu 4: (2,0 điểm). Phát biểu định nghĩa công suất; Ghi công thức và đơn vị các đại lượng trong công thức tính công suất.
Câu 5: (3,5 điểm). Người ta đun 450g nhôm đến 1000C rồi thả vào một cốc nước ở 450C. Miếng nhôm nguội xuống còn 57 0C.
Hỏi nhiệt độ của nước là bao nhiêu khi có cân bằng nhiệt? Giải thích.
Tính nhiệt lượng toả ra của miếng nhôm.
Tính lượng nước trong cốc.
Nếu muốn làm cho lượng nước trên đến sôi thì cần bao nhiêu củi khô?
Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K; Năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
Hết
UBND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: VẬT LÝ - Khối 8
Câu 1: (2,5 điểm).
Phát biểu đúng Định luật (cho 1,0đ).
Phân tích đúng: Hai trường hợp đầu (cho 0,5đ/một trường hợp). Hai trường hợp sau (cho 0,25 đ/một trường hợp). (Cụ thể: Trước khi thả cơ năng ở dạng thế năng hấp dẫn; Khi thả thế năng chuyển hoá dần thành động năng; Trước khi chạm đất thế năng bằng 0, cơ năng ỏ dạng động năng; Khi chạm đất cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng của không khí, của vật và mặt đất).
Câu 2: (1,0 điểm).
Giải thích đúng (cho 1.0đ). Cụ thể: khi đun từ dưới lên, lớp nước dưới cùng sẽ nóng lên nở ra và nổi (hay di chuyển) lên, lớp nước phía trên sẽ chìm xuống. Các lớp nước đối lưu nhau truyền nhiệt cho nhau làm nhiệt độ của nước tăng nhanh.
Câu 3: (1,0 điểm).
Giải thích đúng (cho 1.0đ). Cụ thể: Vì giữa các phân tử cao su làm bánh xe luôn có khoảng cách nên không khí có thể chui khỏi bánh xe ra ngoài nên bánh xe xẹp xuống.
Câu 4: (2.0 điểm).
- Trình bày đúng định nghĩa (cho 1,0 đ).
- Viết đúng công thức (cho 0,5 đ). Viết đúng 3 đơn vị (cho 0,5 đ); Nếu đúng 2 đơn vị (cho 0,25 đ).
Câu 5: (3,5 điểm).
Nhiệt độ của nước, giải thích (1,0đ). Cụ thể :
Nhiệt độ của nước là 570C khi có cân bằng nhiệt (cho 0,5đ); Vì khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhôm và của nước bằng nhau (cho 0,5đ).
Nhiệt lượng tỏa ra của miếng nhôm (1,0đ). Cụ thể:
Qtoả = m1.c1.( t1- t) = 17028(J) (cho công thức 0,25đ và kết quả là 0,75đ)
Khối lượng của nước (1,0đ). Cụ thể:
Qtoả = Qthu =17028(J) (cho 0,25đ); mà Qthu = m2.c2.( t- t2 ) (cho 0,25đ).
m2= = 0,34(kg) (cho 0,5đ).
Khối lượng củi khô ( 0,5đ). Cụ thể:
Nhiệt lượng nước hấp thụ để tăng từ 570C lên 1000C là
Q,/ = m2.c2.( t3 - t ) = 61404 (J) (cho 0,25đ)
Nhiệt lượng này bằng nhiệt lượng do củi khô toả ra Q,/
Q,/ = m.q nên m = =0,0061(kg
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010
Môn: VẬT LÝ - Khối 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm). Phát biểu nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Phân tích quá trình chuyển hoá năng lượng khi thả một hòn đá từ trên cao xuống (Trước khi thả; Khi thả; Trước khi chạm đất; Khi chạm đất).
Câu 2: (1,0 điểm). Giải thích tại sao khi đun nước, người ta phải đun từ dưới lên?
Câu 3: (1,0 điểm). Giải thích tại sao khi bánh xe được bơm căng và vặn vòi thật chặt nhưng nếu để lâu ngày bánh xe vẫn bị xẹp?
Câu 4: (2,0 điểm). Phát biểu định nghĩa công suất; Ghi công thức và đơn vị các đại lượng trong công thức tính công suất.
Câu 5: (3,5 điểm). Người ta đun 450g nhôm đến 1000C rồi thả vào một cốc nước ở 450C. Miếng nhôm nguội xuống còn 57 0C.
Hỏi nhiệt độ của nước là bao nhiêu khi có cân bằng nhiệt? Giải thích.
Tính nhiệt lượng toả ra của miếng nhôm.
Tính lượng nước trong cốc.
Nếu muốn làm cho lượng nước trên đến sôi thì cần bao nhiêu củi khô?
Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K; Năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
Hết
UBND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: VẬT LÝ - Khối 8
Câu 1: (2,5 điểm).
Phát biểu đúng Định luật (cho 1,0đ).
Phân tích đúng: Hai trường hợp đầu (cho 0,5đ/một trường hợp). Hai trường hợp sau (cho 0,25 đ/một trường hợp). (Cụ thể: Trước khi thả cơ năng ở dạng thế năng hấp dẫn; Khi thả thế năng chuyển hoá dần thành động năng; Trước khi chạm đất thế năng bằng 0, cơ năng ỏ dạng động năng; Khi chạm đất cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng của không khí, của vật và mặt đất).
Câu 2: (1,0 điểm).
Giải thích đúng (cho 1.0đ). Cụ thể: khi đun từ dưới lên, lớp nước dưới cùng sẽ nóng lên nở ra và nổi (hay di chuyển) lên, lớp nước phía trên sẽ chìm xuống. Các lớp nước đối lưu nhau truyền nhiệt cho nhau làm nhiệt độ của nước tăng nhanh.
Câu 3: (1,0 điểm).
Giải thích đúng (cho 1.0đ). Cụ thể: Vì giữa các phân tử cao su làm bánh xe luôn có khoảng cách nên không khí có thể chui khỏi bánh xe ra ngoài nên bánh xe xẹp xuống.
Câu 4: (2.0 điểm).
- Trình bày đúng định nghĩa (cho 1,0 đ).
- Viết đúng công thức (cho 0,5 đ). Viết đúng 3 đơn vị (cho 0,5 đ); Nếu đúng 2 đơn vị (cho 0,25 đ).
Câu 5: (3,5 điểm).
Nhiệt độ của nước, giải thích (1,0đ). Cụ thể :
Nhiệt độ của nước là 570C khi có cân bằng nhiệt (cho 0,5đ); Vì khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhôm và của nước bằng nhau (cho 0,5đ).
Nhiệt lượng tỏa ra của miếng nhôm (1,0đ). Cụ thể:
Qtoả = m1.c1.( t1- t) = 17028(J) (cho công thức 0,25đ và kết quả là 0,75đ)
Khối lượng của nước (1,0đ). Cụ thể:
Qtoả = Qthu =17028(J) (cho 0,25đ); mà Qthu = m2.c2.( t- t2 ) (cho 0,25đ).
m2= = 0,34(kg) (cho 0,5đ).
Khối lượng củi khô ( 0,5đ). Cụ thể:
Nhiệt lượng nước hấp thụ để tăng từ 570C lên 1000C là
Q,/ = m2.c2.( t3 - t ) = 61404 (J) (cho 0,25đ)
Nhiệt lượng này bằng nhiệt lượng do củi khô toả ra Q,/
Q,/ = m.q nên m = =0,0061(kg
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thanh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)