Vật Lý
Chia sẻ bởi Vũ Thu Huong |
Ngày 11/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Vật Lý thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 HK II
A. Lí thuyết
1. Công suất là gì ? (Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.)
2. Viết công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
Công thức: ; trong đó: là công suất; A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công (s).
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.
1 W = 1 J/s (jun trên giây)
1 kW (kilôoát) = 1 000 W
1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W
3. Khi nào vật có cơ năng? (Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Đơn vị cơ năng là jun (J).)
4. Nêu 2 ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng. (1. Quả bóng đá rơi: Trong khi quả bóng rơi từ độ cao h đến chạm đất, đã có sự chuyển hoá cơ năng từ thế năng sang động năng. 2. Khi quả bóng nẩy lên từ mặt đất đến độ cao h thì có sự chuyển hoá cơ năng từ động năng sang thế năng.)
5. Nêu cấu tạo của các chất ? (Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.)
6. Giải thích 01 hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách ? (Ví dụ: Khi thả một thìa đường vào một cốc nước rồi khuấy đều thì đường tan và nước có vị ngọt. Giải thích: Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường.)
7. Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên ? (Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.)
8. Giải thích hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất lỏng và chất khí ? (Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử. Ví dụ: Khi đổ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat có màu xanh, ban đầu nước nổi lên trên, sau một thời gian cả bình hoàn toàn có màu xanh. Giải thích: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước cũng chuyển động xuống dưới và xen vào khoảng cách giữa các phân tử của đồng sunfat. Vì thế, sau một thời gian ta nhìn thấy cả bình hoàn toàn là một màu xanh.)
9. Phát biểu định nghĩa nhiệt năng. Nhiệt năng phụ thuộc gì ? (Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Đơn vị nhiệt năng là jun (J). Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.)
10. Nêu hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. (1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng. 2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.)
11. Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và nêu đơn vị đo nhiệt lượng là g ?. (Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).)
12. Dẫn nhiệt là gì ? So sánh sự dẫn nhiệt của các chất ? (Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.)
13. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản. (1. Thả một phần chiếc thìa kim loại vào một cốc nước nóng, sau một thời gian thì phần cán thìa ở trong không khí nóng lên. Tại sao? Giải thích: Phần thìa ngập trong nước nhận được nhiệt năng của nước truyền cho, sau đó nó dẫn nhiệt đến cán thìa và làm cán thìa nóng lên. 2.
A. Lí thuyết
1. Công suất là gì ? (Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.)
2. Viết công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
Công thức: ; trong đó: là công suất; A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công (s).
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.
1 W = 1 J/s (jun trên giây)
1 kW (kilôoát) = 1 000 W
1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W
3. Khi nào vật có cơ năng? (Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Đơn vị cơ năng là jun (J).)
4. Nêu 2 ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng. (1. Quả bóng đá rơi: Trong khi quả bóng rơi từ độ cao h đến chạm đất, đã có sự chuyển hoá cơ năng từ thế năng sang động năng. 2. Khi quả bóng nẩy lên từ mặt đất đến độ cao h thì có sự chuyển hoá cơ năng từ động năng sang thế năng.)
5. Nêu cấu tạo của các chất ? (Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.)
6. Giải thích 01 hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách ? (Ví dụ: Khi thả một thìa đường vào một cốc nước rồi khuấy đều thì đường tan và nước có vị ngọt. Giải thích: Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường.)
7. Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên ? (Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.)
8. Giải thích hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất lỏng và chất khí ? (Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử. Ví dụ: Khi đổ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat có màu xanh, ban đầu nước nổi lên trên, sau một thời gian cả bình hoàn toàn có màu xanh. Giải thích: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước cũng chuyển động xuống dưới và xen vào khoảng cách giữa các phân tử của đồng sunfat. Vì thế, sau một thời gian ta nhìn thấy cả bình hoàn toàn là một màu xanh.)
9. Phát biểu định nghĩa nhiệt năng. Nhiệt năng phụ thuộc gì ? (Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Đơn vị nhiệt năng là jun (J). Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.)
10. Nêu hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. (1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng. 2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.)
11. Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và nêu đơn vị đo nhiệt lượng là g ?. (Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).)
12. Dẫn nhiệt là gì ? So sánh sự dẫn nhiệt của các chất ? (Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.)
13. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản. (1. Thả một phần chiếc thìa kim loại vào một cốc nước nóng, sau một thời gian thì phần cán thìa ở trong không khí nóng lên. Tại sao? Giải thích: Phần thìa ngập trong nước nhận được nhiệt năng của nước truyền cho, sau đó nó dẫn nhiệt đến cán thìa và làm cán thìa nóng lên. 2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thu Huong
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)