Van2010-KNSong
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lai |
Ngày 08/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Van2010-KNSong thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Thông tin 1 : Tự tử vì rớt đại học
Sự ra đi quá đột ngột của cậu học trò ngoan hiền, học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) chỉ vì áp lực làm bài thi ĐH không được tốt, làm mọi người không thể tin điều đó là sự thật.
Sau khi an táng xong, cả gia đình mới mở điện thoại và đọc được những dòng “thư tuyệt mệnh” gửi cho cha mẹ với nội dung:“Gửi bố mẹ! Khi đọc được những tin nhắn này thì có lẽ con đã đi về thế giới khác, không giọng nói, không tiếng cười. Con xin lỗi! Đây là lần thứ 3 con nghĩ đến cái chết và giờ thì con đi thật. Cuộc sống của con vốn chẳng có niềm vui giờ lại rớt ĐH nữa, con không dám đối diện với ngày mai. Con xin lỗi…”.
Thông tin 3: Cô thôn nữ và cái bẫy ngọt ngào
22 tuổi, lớn lên ở vùng ngoại ô, cô gái trẻ tên T. (ở Chương Mỹ, HN) chưa một lần được đặt chân đến những vùng lân cận. Đến cái tuổi muốn rời xa cha mẹ, đặt chân đến những vùng đất mới để tìm việc làm cho khỏi thua chị kém em, T. gặp một người đàn ông tên Nguyễn Văn Hùng (SN 1976, ở Phú Xuyên, HN).
Hùng vốn từng ngồi tù vì tội cướp xe ôm. Khi ra tù hắn lại tìm đến nghề xe ôm để kiếm sống. Hùng lân la làm quen với cô bé T. rồi ngon ngọt hứa sẽ xin việc cho T. ở Lạng Sơn.
Tin lời Hùng, T. không chút băn khoăn khi cùng hắn lên xe chạy tới Lạng Sơn. Và rồi cô gái ngây thơ bị lừa bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Cô thôn nữ vỡ mộng khi biết mình bị bán vào "tổ quỷ", hàng ngày trở thành thứ mua vui cho những người đàn ông không biết "thương hoa tiếc ngọc”.
Thầy, Cô hãy nói những suy nghĩ của mình sau khi đọc thông tin trên cho mọi người trong nhóm cùng nghe?
Thử tìm nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng tiếc đó?
Việc giáo dục kĩ năng sống cho
thế hệ trẻ là rất cần thiết!
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
KHẢ NĂNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Môn Ngữ văn có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh.
Điều đó thể hiện qua các phương diện sau:
1. Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn được xác định:
- Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản,
hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt (gồm: những
tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt
nam và một số tác phẩm, đoạn trích văn học nước
ngoài, kiến thức sơ giản về lịch sử văn học, một số khái
niệm lí luận văn học, các đơn vị tiêu biểu của tiếng Việt, các
kiểu văn bản)
- Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn ( gồm : năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết; tiếp nhận văn học; cảm thụ thẩm mĩ; tự học và thực hành ứng dụng).
- Bồi dưỡng cho HS thái độ ý thức và tình cảm đúng đắn, từ đó có hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội ( tình yêu ngôn ngữ và văn hóa dân tộc; tình yêu gia đình, quê hương, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập tự cường… )
Ta thấy: Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của GD KNS, phù hợp với nội dung cơ bản của GD KNS, phù hợp cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức các vấn đề của cuộc sống.
=>Có thể triển khai giáo dục KNS vào các nội dung môn học mà không cần đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng môn học.
2. Một trong những đặc điểm của môn Ngữ văn là có thể kết hợp nhiều nội dung giáo dục trong quá trình dạy học:
- Nội dung chuyên môn.
- Nội dung mang tính thời sự - xã hội: giáo dục truyền thống dân tộc, tình bạn, tình yêu gia đình, vấn đề lập nghiệp, bảo vệ môi trường,quyền trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục sức khỏe,... Qua đó đáp ứng yêu cầu hình thành ở HS quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, đất nước, thời đại; giúp các em có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa.
=> Đưa giáo dục KNS vào môn Ngữ văn là điều có thể thực hiện và phù hợp xu thế dạy học Ngữ văn hiện nay.
3. Giáo dục chuẩn mực xã hội và KNS xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của học sinh.
- Nhiều bài học môn Ngữ văn hướng đến việc giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống.
- Đồng thời các KNS được giáo dục thông qua PP học tập tích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của người học và quá trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào cuộc sống.
=> Giúp HS có cơ hội rèn luyện, hình thành thái độ , hành vi mang tính thích ứng và tích cực, có thể đáp ứng nhu cầu và thách thức của cuộc sống hiện nay.
=> GD KNS trong môn Ngữ văn có nhiều ưu thế.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. VỀ KIẾN THỨC:
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống
của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của
nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ
sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về nghề nghiệp.
- Nhận thức được sự cần thiết của các KNS: giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác.
2.VỀ KĨ NĂNG:
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
- Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn XH, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác...); giúp HS phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
3. VỀ THÁI ĐỘ:
- Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các KNS.
- Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng.
- Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức nghề nghiệp.
III. Mấy vấn đề cần chú ý:
Giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung KNS và PP/kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng HS.
- Có một số kĩ năng sống trùng với kĩ năng chuyên môn.
- Không phải tiết Ngữ văn nào cũng có nội dung để giáo dục kĩ năng sống cho HS.
- Trong bài soạn, địa chỉ nào có thể sử dụng để giáo dục KNS thì giáo viên nên đánh dấu.
GOOD BYE, SEE YOU AGAIN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)