Van tu su lop 9 de thi hsg cap tinh
Chia sẻ bởi Nguyễn Tân Vũ |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: van tu su lop 9 de thi hsg cap tinh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
VĂN TỰ SỰ
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè ,em về thăm lại trường xưa.Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể về buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Thành phố Hồ chí Minh ngày 15 tháng 11 năm 2010
Hoàng Lan thân mến!
Đã lâu rồi mình không có dịp viết thư thăm cậu, không biết dạo này cậu và gia đình thế nào rồi nhỉ? Cậu biết không, hè vừa rồi,nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ - mái trường mà cách đây hai mươi năm mình và cậu đã từng gắn bó, học tập. Sau 20 năm,mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi,sau đây mình xin kể lại cuộc viếng thăm đầy xúc động này.
Lời đầu thư cho mình gửi tới cậu và gia đình lời chúc sức khoẻ hạnh phúc và thành đạt. Lan biết không, đứa lớn của vợ chồng mình đã học xong lớp 7 rồi đấy. Hồi dầu năm học cu cậu có ra điều kiện với mẹ rằng: "Kết thúc năm học, nếu con đạt danh hiệu học sinh giỏi, mẹ phải thưởng cho con một chuyến về thăm quê ngoại đó". Mình đã hứa với con hơn nữa cũng lâu rồi, kể từ ngày vợ chồng mình chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống mình chưa có dịp về thăm quê.
Lần này về thăm quê mình thật hạnh phúc bởi có đầy đủ cả gia đình cùng về, cậu lớn thì háo hức lắm! Sau 2 giờ bay và 3 giờ trên xe buýt, gia đình mình đã về tới quê hương. Đó là vào một buổi chiều muộn,không gian làng quê yên ả,thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng,vẫn là con đường ngày xưa có nhiều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ:hồi hộp,xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp.
Một ngày nghỉ ngơi thăm họ hàng, giờ đây mình mới có thời gian rảnh rỗi dạo chơi thăm lại quê hương. Cậu lớn vẫn theo sát gót mẹ. Có lẽ đây là lần đầu tiên cậu cảm nhận được vẻ đẹp của một vùng nông thôn với một bầu trời rộng, những cánh đồng.. Tiếp tục dạo chơi trên quê hương, không biết từ lúc nào, mình đã hướng tới con đường quen thuộc - con đường có biết bao kỷ niệm của tuổi học trò. Bỗng cậu con trai hỏi mình:
- Mẹ ơi! Ngày trước mẹ học ở trường nào?
Mình đưa mắt nhìn con xoa đầu đầy trìu mến:
- Mẹ học ở trường THCS Thọ Nghiệp con à!
Đôi mắt đưa con thơ như sáng lên:
- Trường mẹ có gần đây không, mẹ dẫn con đến đó. Con muốn được biết mái trường ngày xưa của mẹ.
Câu nói rất hồn nhiên của cậu con trai làm mình xúc động vô cùng. Một loạt ký ức của 20 năm trước như ùa về trong mình. Hình ảnh mái trường, thầy cô, bạn bè, sân trường, hàng cây... tất cả nhừng cái đó sao thật gần gũi thân thương! Nắm chặt tay đứa con trai, hai mẹ con tiếp tục rảo bước trên con đường đến trường.
Hoàng Lan thân mến! Bước trên con đường quen thuộc này mình cứ ngỡ như đang ở tuổi học trò vậy. Con đường đã có nhiều thay đổi, không còn là con đường đất lầy lội mỗi khi trời mưa của 20 năm trước nữa. Nó đã được cải tạo lại rộng hơn, mặt đường được đổ bêtông nhựa thật min, đẹp. Hàng cây ven đường đẫ già nua cổ thụ, bóng toả rợp con đường. Mải mê với nhừng hồi tưởng, không biết mình đã đứng trước cổng trường từ lúc nào. Mình không thể tin vào mắt mình nữa. Không biết có phải mái trường của 20 năm trước nũa không? Tiến lại gần bao quát từ dưới lên mình đã nhận ra dòng chữ "Trường THCS Thọ Nghiệp - Xuân Trường - Nam Định". Đúng rồi, đây chính là mái trường của hai mươi năm trước. Cậu biết không mình rất ngỡ ngàng vì vết tích của cái cổng trường xưa không còn nữa, thay vào đó là cái cổng thật mới với kiến trúc hiện đại. Cột cổng được ốp gạch màu xanh, mái cổng được lợp bằng ngói lam xây theo kiểu mái Thái. Ngỡ ngàng hơn khi mình bước vào bên trong sân trường, tất cả dều đã thây đổi. Nền sân đất ngày trước đã được đổ betông và lát gạch đỏ. Hàng cây vẫn còn đó, nhưng sau 20 năm nó đã trở thành những cây cổ thụ già nua, giữa mùa hè oi ả, những tán lá như làm rợp mát cả sân trường, một cảm giác êm dịu, nhẹ nhõm, thanh bình như đang lan toả trong mình và khắp cả sân trường. Thằng con trai mình như lạc vào một thế giới kỳ diệu. Cu cậu chạy nhảy khắp sân trường, lắng tai nghe tiếng chim hót liu lo trên những cành cây phượng vĩ. Chắc cu cậu đang
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè ,em về thăm lại trường xưa.Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể về buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Thành phố Hồ chí Minh ngày 15 tháng 11 năm 2010
Hoàng Lan thân mến!
Đã lâu rồi mình không có dịp viết thư thăm cậu, không biết dạo này cậu và gia đình thế nào rồi nhỉ? Cậu biết không, hè vừa rồi,nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ - mái trường mà cách đây hai mươi năm mình và cậu đã từng gắn bó, học tập. Sau 20 năm,mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi,sau đây mình xin kể lại cuộc viếng thăm đầy xúc động này.
Lời đầu thư cho mình gửi tới cậu và gia đình lời chúc sức khoẻ hạnh phúc và thành đạt. Lan biết không, đứa lớn của vợ chồng mình đã học xong lớp 7 rồi đấy. Hồi dầu năm học cu cậu có ra điều kiện với mẹ rằng: "Kết thúc năm học, nếu con đạt danh hiệu học sinh giỏi, mẹ phải thưởng cho con một chuyến về thăm quê ngoại đó". Mình đã hứa với con hơn nữa cũng lâu rồi, kể từ ngày vợ chồng mình chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống mình chưa có dịp về thăm quê.
Lần này về thăm quê mình thật hạnh phúc bởi có đầy đủ cả gia đình cùng về, cậu lớn thì háo hức lắm! Sau 2 giờ bay và 3 giờ trên xe buýt, gia đình mình đã về tới quê hương. Đó là vào một buổi chiều muộn,không gian làng quê yên ả,thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng,vẫn là con đường ngày xưa có nhiều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ:hồi hộp,xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp.
Một ngày nghỉ ngơi thăm họ hàng, giờ đây mình mới có thời gian rảnh rỗi dạo chơi thăm lại quê hương. Cậu lớn vẫn theo sát gót mẹ. Có lẽ đây là lần đầu tiên cậu cảm nhận được vẻ đẹp của một vùng nông thôn với một bầu trời rộng, những cánh đồng.. Tiếp tục dạo chơi trên quê hương, không biết từ lúc nào, mình đã hướng tới con đường quen thuộc - con đường có biết bao kỷ niệm của tuổi học trò. Bỗng cậu con trai hỏi mình:
- Mẹ ơi! Ngày trước mẹ học ở trường nào?
Mình đưa mắt nhìn con xoa đầu đầy trìu mến:
- Mẹ học ở trường THCS Thọ Nghiệp con à!
Đôi mắt đưa con thơ như sáng lên:
- Trường mẹ có gần đây không, mẹ dẫn con đến đó. Con muốn được biết mái trường ngày xưa của mẹ.
Câu nói rất hồn nhiên của cậu con trai làm mình xúc động vô cùng. Một loạt ký ức của 20 năm trước như ùa về trong mình. Hình ảnh mái trường, thầy cô, bạn bè, sân trường, hàng cây... tất cả nhừng cái đó sao thật gần gũi thân thương! Nắm chặt tay đứa con trai, hai mẹ con tiếp tục rảo bước trên con đường đến trường.
Hoàng Lan thân mến! Bước trên con đường quen thuộc này mình cứ ngỡ như đang ở tuổi học trò vậy. Con đường đã có nhiều thay đổi, không còn là con đường đất lầy lội mỗi khi trời mưa của 20 năm trước nữa. Nó đã được cải tạo lại rộng hơn, mặt đường được đổ bêtông nhựa thật min, đẹp. Hàng cây ven đường đẫ già nua cổ thụ, bóng toả rợp con đường. Mải mê với nhừng hồi tưởng, không biết mình đã đứng trước cổng trường từ lúc nào. Mình không thể tin vào mắt mình nữa. Không biết có phải mái trường của 20 năm trước nũa không? Tiến lại gần bao quát từ dưới lên mình đã nhận ra dòng chữ "Trường THCS Thọ Nghiệp - Xuân Trường - Nam Định". Đúng rồi, đây chính là mái trường của hai mươi năm trước. Cậu biết không mình rất ngỡ ngàng vì vết tích của cái cổng trường xưa không còn nữa, thay vào đó là cái cổng thật mới với kiến trúc hiện đại. Cột cổng được ốp gạch màu xanh, mái cổng được lợp bằng ngói lam xây theo kiểu mái Thái. Ngỡ ngàng hơn khi mình bước vào bên trong sân trường, tất cả dều đã thây đổi. Nền sân đất ngày trước đã được đổ betông và lát gạch đỏ. Hàng cây vẫn còn đó, nhưng sau 20 năm nó đã trở thành những cây cổ thụ già nua, giữa mùa hè oi ả, những tán lá như làm rợp mát cả sân trường, một cảm giác êm dịu, nhẹ nhõm, thanh bình như đang lan toả trong mình và khắp cả sân trường. Thằng con trai mình như lạc vào một thế giới kỳ diệu. Cu cậu chạy nhảy khắp sân trường, lắng tai nghe tiếng chim hót liu lo trên những cành cây phượng vĩ. Chắc cu cậu đang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tân Vũ
Dung lượng: 70,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)