Văn.HSG.Bắc Ninh 2012
Chia sẻ bởi Chu Văn Quý |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Văn.HSG.Bắc Ninh 2012 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 - THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 tháng 3 năm 2012
= = = = = = = = = =
Câu 1. (4 điểm)
Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Khi con tu hú” đã mở đầu bằng câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy” và kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt cũng viết:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau trong sự cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ.
Câu 2. (6 điểm)
Kết thúc bài thơ “Dặn con”, nhà thơ Trần Nhuận Minh viết:
“Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.”
(100 bài thơ hay thế kỉ XX)
Người cha đã dặn con điều gì? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời dặn đó.
Câu 3. (10 điểm)
Đọc đoạn văn:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” (Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn - Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, Tập một, NXB GD. H. 2009. tr 66)
Có ý kiến nhận xét: Đọc lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, ta nghe như âm vang của Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Em hãy phân tích lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và làm sáng tỏ nhận xét trên.
= = = = = = = = = = Hết = = = = = = = = = =
Đề gồm 01 trang
Họ và tên thí sinh:………………………..………… Số báo danh:…………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 - THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 tháng 3 năm 2012
= = = = = = = = = =
Câu 1. (4 điểm)
Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Khi con tu hú” đã mở đầu bằng câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy” và kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt cũng viết:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau trong sự cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ.
Câu 2. (6 điểm)
Kết thúc bài thơ “Dặn con”, nhà thơ Trần Nhuận Minh viết:
“Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.”
(100 bài thơ hay thế kỉ XX)
Người cha đã dặn con điều gì? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời dặn đó.
Câu 3. (10 điểm)
Đọc đoạn văn:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” (Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn - Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, Tập một, NXB GD. H. 2009. tr 66)
Có ý kiến nhận xét: Đọc lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, ta nghe như âm vang của Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Em hãy phân tích lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và làm sáng tỏ nhận xét trên.
= = = = = = = = = = Hết = = = = = = = = = =
Đề gồm 01 trang
Họ và tên thí sinh:………………………..………… Số báo danh:…………………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Văn Quý
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)