Văn học và tình thương

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Cường | Ngày 11/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: văn học và tình thương thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Thật vậy, văn học và tình thương là hai khái niệm đan xen, không thể tách dời. Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống. Các nhà văn, nhà thơ cũng dùng ngôn ngữ để diễn tả tự tưởng, tình cảm của mình với cuộc sống, đặc biệt là tình yêu thương luôn được các nhà văn đề cập đến ở nhiều phương diện. Tóm lại, các cung bậc tình cảm yêu thương đều được phản ánh rất sinh động trong các tác phẩm văn học. Còn tình thương là những biểu hiện tình cảm của người với người, là sự thương mến, xót xa, đồng cảm của những tấm lòng nhân ái, là thứ tình cảm trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, toan tính. Trước tiên, văn học thể hiện phong phú các cung bậc tình cảm yêu thương của con người. Khởi nguồn cho mọi tình yêu, đó là tình cảm gia đình – một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Trong đó, tình mẫu tử là cao quý hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày ấu thơ”, đã cho ta thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Cậu phải sống trong cảnh mồ côi, người cha nghiện ngập rồi chết, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Ấy vậy mà cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ, cũng đã vượt qua những dị nghị, những sự mặc cảm để trở về bên đứa con bé bỏng của mình. Không chỉ ở những tác phẩm văn học, mà ca dao tục ngữ cũng nói về tình cảm mẫu tử : “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con” Cho dù ta đã lớn khôn, trưởng thành, nhưng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh ta, theo ta đến suốt cuộc đời này. Mẹ ở bên ta để chia sẽ với ta những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, và mỗi khi ta vấp ngã, mẹ sẽ là người động viên, cổ vũ để ta có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tiếp theo, văn học còn cho ta thấy một thứ tình cảm cũng vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng.Ví dụ như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Không chỉ vậy, chắc hẳn trong chúng ta không ai có thể quên được câu truyện cảm động “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài. Hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau đẫm nước mắt. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Đọc câu truyện này, chúng ta thấy rơi nước mắt vì tình cảm yêu thương nhau của hai anh em. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình. Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữa những con người không cùng máu mủ, nhưng văn học vẫn đề cập đến, đó tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. Người xưa luôn nói đến tình cảm yêu thương đồng bào qua câu ca dao : “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Bầu và bí là hai loại cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất, thường leo chung một giàn tre. Nó trở nên thân thiết, gần gũi, cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận. Chính vì thế, dân gian đã mượn hình ảnh cây bầu, cây bí, qua đó nhắc nhở con người phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Hay như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một người tri thức nghèo nhưng có lòng yêu thương người vô bờ bến. Khi lão Hạc phải xa con, rằn vặt vì không lo nổi đám cưới cho con mình, khi lão Hạc khổ sở vì bán con chó, thì chính ông giáo là người xoa dịu cái nỗi đau của lão Hạc. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Không chỉ vậy, ông giáo còn tìm mọi cách để giúp khi biết lão Hạc đã nhiều ngày không ăn gì. Lòng yêu thương đất nước còn được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Cường
Dung lượng: 34,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)