Van hay

Chia sẻ bởi Nguỹen Văn Tí | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: van hay thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Cuối năm 1947, Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Bác đã phải thức suốt ngày đêm để lo cho nước nhà .Tuy nhiên không vì thế mà Bác quên mất người bạn thiên nhiên yêu quí của mình . Những bài thơ hay vẫn tiếp tục ra đời và Cảnh khuya là một trong những bài thơ như vậy .
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.Mở đầu bài thơ là câu :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Đọc câu thơ,ta nghe như tiếng suối từ đâu văng vẳng vọng về. Tiếng suối được so sánh với tiếng hát của ai từ xa vọng lại thật trong trẻo. Hẳn đêm đã về khuya, không gian tĩnh mịch thì Người mới cảm nhận được tiếng suối nơi xa vời như vậy. Trong bài này, Bác đã tiếp thu ý thơ của thi nhân cổ mà cũng biết sáng tạo lại. Nếu thơ Nguyễn Trãi, so sánh tiếng suối với tiếng đàn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Thì Bác đã tiến bộ hơn thay đổi tiếng đàn thành tiếng hát, đưa con người và thiên nhiên gần lại với nhau. Và trong không khí sâu lắng ấy của đất trời một hình ảnh hiện lên :
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hình ảnh trăng, bóng “cổ thụ”- là những hình ảnh cổ điển. Tất cả hoà quyện, quấn quýt lấy nhau. ánh trăng lồng vào tán lá, tán lá lại cắt ánh trăng ra thành mảng trắng đen, mảng đậm, mảng nhạt khác nhau. Mỗi cơn gió qua, những mảng màu sắc ấy lại rung động, tạo nên một bức tranh biến đổi muôn hình vạn trạng. Từ “lồng” được lặp lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh sự hoà quyện, quấn quýt ấy của thiên nhiên.
Như vậy trong hai câu thơ đầu nhà thơ đã thả hồn vào cảnh vật ,giữa thiên nhiên và con người hoà điệu đến tuyệt vời .Song hai câu cuối tứ thơ lại rẽ ngoặt ,chuyển đổi khá độc đáo :
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Câu thứ ba của bài có hai ý. Nửa trước của câu này là sự trầm trồ thán phục trước cảnh khuya đẹp “ như vẽ” vậy mà nửa sau đã xuất hiện hình ảnh của một người chưa ngủ. Từ câu ba, bằng điệp ngữ vòng tròn từ “ chưa ngủ” đã vắt sang câu bốn như một tấm bản lề đóng mở, cho ta thấy điều bất ngờ. Khi còn ở câu ba người ta còn đang thắc mắc “người” kia chưa ngủ vì sao nhưng câu bốn đã trả lời tất cả thì ra “người” kia chưa ngủ vì lo “ nỗi nước nhà”. Hay có thể đơn giản hiểu rằng, “ chưa ngủ” ở câu ba là có thể vì cảnh đẹp thiên nhiên còn “ chưa ngủ” ở câu bốn là vì nước, vì dân, vì độc lập dân tộc.Như vậy tình yêu thiên nhiên chắp cánh cho tình yêu tổ quốc và ngược lại tình yêu tổ quốc giúp Người khám phá vẻ đẹp huyền diệu của thiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguỹen Văn Tí
Dung lượng: 27,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)