Vận dụng KTĐG theo CKT
Chia sẻ bởi Phan Duy Hiền |
Ngày 08/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Vận dụng KTĐG theo CKT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
I. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn.
II. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học.
III. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giai đoạn hiện nay.
- Phong trào đổi mới cách ra đề thi theo hướng mở, phát huy tính tích cực của HS đã lan rộng…nhiều giáo viên đã ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá…
- Đã có sự thay đổi nhận thức trong giáo viên về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của khâu kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
- Thành tựu của khoa học giáo dục về vấn đề kiểm tra, đánh giá; các công trình đề tài nghiên cứu khoa học; các tài liệu về kiểm tra, đánh giá; các sách tham khảo của các nhà khoa học có uy tín về cách ra đề, bài tập kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận... cũng đem lại nhiều thuận lợi cho GV.
- Sự đổi mới tư duy đánh giá được thể hiện ngay trong SGK (rõ nhất ở phần Làm văn) và trong các kỳ thi gần đây cũng tác động tới xu thế kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn.
1. Thuận lợi:
2. Khó khăn:
Việc ra đề kiểm tra còn nặng về chủ quan; việc đánh giá còn cảm tính, chung chung, trừu tượng.
- Nhận thức về ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá ở một số trường học chưa đồng bộ.
- Một bộ phận GV còn thiếu hụt về nhận thức dẫn đến những ngộ nhận trong kiểm tra, đánh giá.
- Nhiều GV còn yếu về kỹ năng kiểm tra, đánh giá (xác định mục tiêu, nội dung; xác định các cấp độ kiểm tra, đánh giá; sử dụng các hình thức, phương tiện, công cụ kiểm tra, đánh giá…).
- Hiệu quả của các đợt tập huấn về kiểm tra, đánh giá chưa cao.
- Môn Ngữ văn, nhất là phần dạy học tác phẩm văn chương, do đặc thù riêng mà khâu kiểm tra, đánh giá cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học.
Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học.
Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học.
Đánh giá là xác định mức độ đạt được của quá trình dạy học so với mục tiêu dạy học.
Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn KT-KN. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tínhvà định lượng kết quả học tập của HS.
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá:
Chức năng cơ bản của KT-ĐG:
- Chức năng xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học:
So sánh kết quả quá trình dạy học mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, lớp học, cấp học), Chuẩn KT-KN của CT giáo dục. Thực hiện chức năng này, kiểm tra đánh giá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng.
- Chức năng tư vấn, thúc đẩy, điều khiển:
+ Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá PP học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết.
+ Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH.
+ Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu
của CT; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh PP học tập; phát triển kĩ năng tự đánh giá.
+ Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN:
- Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của môn học ở từng lớp, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
- Thực hiện tốt CT, kế hoạch giảng dạy, học tập; tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá; đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, không hình thức, đối phó; theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn KT-KN, vừa có khả năng phân hoá cao; kiểm tra KT-KN cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.
- Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra (vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm) nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
- Đánh giá chính xác, đúng thực trạng; Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS.
- Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập và cả quá trình dạy học để có hướng điều chỉnh hợp lý. Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng. Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài, tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV…
2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN:
- Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN:
+ Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt KT-KN, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS.
+ Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS.
+ Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu của môn học.
+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS.
+ Đảm bảo hiệu quả: Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra; tạo động lực đổi mới PP dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình
- Hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững KT-KN môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KT-KN và biểu đạt chính kiến của bản thân.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới kiểm tra đánh giá và ứng dụng trong công tác quản lý chuyên môn.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho HS.
- Tổ chức bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn KT-KN của CT GDPT với các cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo; từ đó bảo đảm dạy học sát đối tượng HS, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo.
- Quán triệt đặc trưng của các nhóm môn học để nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá các môn học và hoạt động GD.
- Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
II. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học.
III. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giai đoạn hiện nay.
- Phong trào đổi mới cách ra đề thi theo hướng mở, phát huy tính tích cực của HS đã lan rộng…nhiều giáo viên đã ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá…
- Đã có sự thay đổi nhận thức trong giáo viên về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của khâu kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
- Thành tựu của khoa học giáo dục về vấn đề kiểm tra, đánh giá; các công trình đề tài nghiên cứu khoa học; các tài liệu về kiểm tra, đánh giá; các sách tham khảo của các nhà khoa học có uy tín về cách ra đề, bài tập kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận... cũng đem lại nhiều thuận lợi cho GV.
- Sự đổi mới tư duy đánh giá được thể hiện ngay trong SGK (rõ nhất ở phần Làm văn) và trong các kỳ thi gần đây cũng tác động tới xu thế kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn.
1. Thuận lợi:
2. Khó khăn:
Việc ra đề kiểm tra còn nặng về chủ quan; việc đánh giá còn cảm tính, chung chung, trừu tượng.
- Nhận thức về ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá ở một số trường học chưa đồng bộ.
- Một bộ phận GV còn thiếu hụt về nhận thức dẫn đến những ngộ nhận trong kiểm tra, đánh giá.
- Nhiều GV còn yếu về kỹ năng kiểm tra, đánh giá (xác định mục tiêu, nội dung; xác định các cấp độ kiểm tra, đánh giá; sử dụng các hình thức, phương tiện, công cụ kiểm tra, đánh giá…).
- Hiệu quả của các đợt tập huấn về kiểm tra, đánh giá chưa cao.
- Môn Ngữ văn, nhất là phần dạy học tác phẩm văn chương, do đặc thù riêng mà khâu kiểm tra, đánh giá cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học.
Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học.
Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học.
Đánh giá là xác định mức độ đạt được của quá trình dạy học so với mục tiêu dạy học.
Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn KT-KN. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tínhvà định lượng kết quả học tập của HS.
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá:
Chức năng cơ bản của KT-ĐG:
- Chức năng xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học:
So sánh kết quả quá trình dạy học mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, lớp học, cấp học), Chuẩn KT-KN của CT giáo dục. Thực hiện chức năng này, kiểm tra đánh giá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng.
- Chức năng tư vấn, thúc đẩy, điều khiển:
+ Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá PP học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết.
+ Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH.
+ Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu
của CT; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh PP học tập; phát triển kĩ năng tự đánh giá.
+ Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN:
- Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KT-KN của môn học ở từng lớp, các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
- Thực hiện tốt CT, kế hoạch giảng dạy, học tập; tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá; đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, không hình thức, đối phó; theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn KT-KN, vừa có khả năng phân hoá cao; kiểm tra KT-KN cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.
- Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra (vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm) nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
- Đánh giá chính xác, đúng thực trạng; Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS.
- Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập và cả quá trình dạy học để có hướng điều chỉnh hợp lý. Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng. Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài, tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV…
2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN:
- Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN:
+ Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt KT-KN, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS.
+ Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS.
+ Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu của môn học.
+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS.
+ Đảm bảo hiệu quả: Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra; tạo động lực đổi mới PP dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình
- Hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững KT-KN môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KT-KN và biểu đạt chính kiến của bản thân.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới kiểm tra đánh giá và ứng dụng trong công tác quản lý chuyên môn.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho HS.
- Tổ chức bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn KT-KN của CT GDPT với các cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo; từ đó bảo đảm dạy học sát đối tượng HS, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo.
- Quán triệt đặc trưng của các nhóm môn học để nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá các môn học và hoạt động GD.
- Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Duy Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)