Văn bản nói về lòng yêu nước
Chia sẻ bởi Phạm Thùy Linh |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: văn bản nói về lòng yêu nước thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CÂU CHUYỆN NÓI VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
“Quê hương là gì hả mẹ Mà sao cô dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
Đỗ Trung Quân
“Quê tôi” ở Việt Nam – nếu có một bạn bè quốc tế nào đó hỏi, thì tôi sẽ nói “I come from Vietnam”. Tôi không thể miêu tả cho họ thấy được, tôi đến từ thôn này, xã này, huyện này, tỉnh này, vì họ không thể hình dung ra. Dải đất hình chữ S lúc đó là câu trả lời vẹn toàn nhất, đầy tự hào nhất cho câu hỏi “where do you come from?”
Tôi đã từng nói chuyện với một cô khách – bằng thứ tiếng Anh láu táu không đầu không cuối, ngữ pháp loạn xạ nhưng lòng hăng máu thì khỏi nói: “Hồi nhỏ, cháu chẳng biết thế nào là yêu quê hương đất nước cả. Nhưng bây giờ, cháu biết rồi. Là yêu gia đình, những con người xung quanh mình…” Chẳng còn nhớ, tôi đã ba hoa những gì nữa, nhưng hôm nay, nhất định là phải viết về điều này, nên nhớ lại câu chuyện không đầu cuối ngày hôm đó, và rất nhiều lần tự hào mà trả lời rằng “I’m Vietnamese” “I come from Vietnam” hoặc “I love Vietnam so much”…
Tôi nhớ, hồi cấp II, hay cấp III, trong cuốn sách ngữ văn có một bài nói về lòng yêu nước, của một tác giả người Nga, thú thật là vừa phải Google lại, và nó là thế này: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.”
Đó là một trong những câu văn hoàn thiện, còn hồi đó đọc, tôi chỉ nhớ được đại loại là: “Yêu nước là yêu những thứ nho nhỏ xung quanh mình trước…”
Hồi nho nhỏ hơn nữa, khi trên đường đi học là đoạn đường đất, có những cây xấu hổ cụp lá mỗi khi tôi đi qua thích thú đập phải, hồi mà tôi bảo với cô khách du lịch: “Cháu chẳng biết hay hiểu thế nào là yêu quê hương đất nước.” – Tôi vẫn nhớ trong suy nghĩ non nớt của tôi hồi đó, thực lòng tôi chả thể hiểu nổi như thế nào là yêu quê hương đất nước.
Lạ quá, xung quanh đây chẳng có một dòng sông tươi mát, con sông ngang qua là một nhánh của con sông Luộc, nước thì chẳng xanh mà cũng chẳng trong, chẳng có cá vàng xanh tím đỏ bơi lội tung tăng. Cây đa thì vẫn đứng đó, nghe nói lại còn có ma, thi thoảng bọn trẻ con trèo lên trèo xuống, đến mùa quả, những quả vàng vàng xen đỏ đỏ rơi xuống gốc. Quán thịt nhà bác Giảng thì vẫn cứ đứng đó như thường lệ. Con đường đất tôi hay chọn đi học thì hai bên lề là cỏ, cũng không xanh mượt và tươi đẹp như trong thơ ca gì gì đó. Nói tóm lại, tôi thấy nó chẳng có tí đẹp đẽ gì sất. Vậy tại sao lại có câu “Dân tộc Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước” nhỉ?
Khi lớn lên và đi học, thứ bánh đậu, bánh gai “nhà quê” mà mỗi lần đi đâu bạn bè nhận được câu trả lời quê quán là “Hải Dương”, kiểu gì cũng chêm vào “bánh đậu xanh” – còn tôi thì nhất quyết bổ sung “ở Ninh Giang còn có bánh gai rất ngon nữa” – hai thứ bánh ấy bỗng dưng lại thật ngon. Quê nhà là nơi những ngày đầu đại học, những ngày Tết mới lên, có con bé tự kỉ sẽ khóc tu tu nếu như xóm trọ còn chưa có ai thèm lên. Vậy, những cái đó, có phải là tình yêu quê hương không?
Bây giờ tôi đã khôn lớn hơn hồi “nho nhỏ” và hồi “nhỏ”, nhưng tôi vẫn còn rất non nớt, và rất “mong manh” về cái khái niệm – và tình yêu quê hương đất nước của mình – thế nên tôi phải viết nó ra…
Nguyên do tôi viết nên những dòng này – ắt hẳn là do vụ dàn khoan 981 của tổng công ty Hải Dương – Trung Quốc. Nói dại – nếu như cái sự vụ đặt dàn khoan không được làm rùm beng ầm ĩ – thì tôi cũng không nghĩ thêm nhiều về chuyện to – yêu nước – và làm thế nào để yêu nước…
Tôi là một cô gái nhỏ, như nhiều cô gái khác. Tôi không mấy quan tâm đến những câu chuyện mang màu sắc chính trị. Tất nhiên, quan điểm của tôi cái gì cũng nên biết một chút, nhưng với “tâm thế” đầy biếng lười và đầy mơ mộng, còn mải đọc/nghe/ tìm hiểu về những thứ khác, thì những chuyện như kiểu kiểu Pakistan
“Quê hương là gì hả mẹ Mà sao cô dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
Đỗ Trung Quân
“Quê tôi” ở Việt Nam – nếu có một bạn bè quốc tế nào đó hỏi, thì tôi sẽ nói “I come from Vietnam”. Tôi không thể miêu tả cho họ thấy được, tôi đến từ thôn này, xã này, huyện này, tỉnh này, vì họ không thể hình dung ra. Dải đất hình chữ S lúc đó là câu trả lời vẹn toàn nhất, đầy tự hào nhất cho câu hỏi “where do you come from?”
Tôi đã từng nói chuyện với một cô khách – bằng thứ tiếng Anh láu táu không đầu không cuối, ngữ pháp loạn xạ nhưng lòng hăng máu thì khỏi nói: “Hồi nhỏ, cháu chẳng biết thế nào là yêu quê hương đất nước cả. Nhưng bây giờ, cháu biết rồi. Là yêu gia đình, những con người xung quanh mình…” Chẳng còn nhớ, tôi đã ba hoa những gì nữa, nhưng hôm nay, nhất định là phải viết về điều này, nên nhớ lại câu chuyện không đầu cuối ngày hôm đó, và rất nhiều lần tự hào mà trả lời rằng “I’m Vietnamese” “I come from Vietnam” hoặc “I love Vietnam so much”…
Tôi nhớ, hồi cấp II, hay cấp III, trong cuốn sách ngữ văn có một bài nói về lòng yêu nước, của một tác giả người Nga, thú thật là vừa phải Google lại, và nó là thế này: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.”
Đó là một trong những câu văn hoàn thiện, còn hồi đó đọc, tôi chỉ nhớ được đại loại là: “Yêu nước là yêu những thứ nho nhỏ xung quanh mình trước…”
Hồi nho nhỏ hơn nữa, khi trên đường đi học là đoạn đường đất, có những cây xấu hổ cụp lá mỗi khi tôi đi qua thích thú đập phải, hồi mà tôi bảo với cô khách du lịch: “Cháu chẳng biết hay hiểu thế nào là yêu quê hương đất nước.” – Tôi vẫn nhớ trong suy nghĩ non nớt của tôi hồi đó, thực lòng tôi chả thể hiểu nổi như thế nào là yêu quê hương đất nước.
Lạ quá, xung quanh đây chẳng có một dòng sông tươi mát, con sông ngang qua là một nhánh của con sông Luộc, nước thì chẳng xanh mà cũng chẳng trong, chẳng có cá vàng xanh tím đỏ bơi lội tung tăng. Cây đa thì vẫn đứng đó, nghe nói lại còn có ma, thi thoảng bọn trẻ con trèo lên trèo xuống, đến mùa quả, những quả vàng vàng xen đỏ đỏ rơi xuống gốc. Quán thịt nhà bác Giảng thì vẫn cứ đứng đó như thường lệ. Con đường đất tôi hay chọn đi học thì hai bên lề là cỏ, cũng không xanh mượt và tươi đẹp như trong thơ ca gì gì đó. Nói tóm lại, tôi thấy nó chẳng có tí đẹp đẽ gì sất. Vậy tại sao lại có câu “Dân tộc Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước” nhỉ?
Khi lớn lên và đi học, thứ bánh đậu, bánh gai “nhà quê” mà mỗi lần đi đâu bạn bè nhận được câu trả lời quê quán là “Hải Dương”, kiểu gì cũng chêm vào “bánh đậu xanh” – còn tôi thì nhất quyết bổ sung “ở Ninh Giang còn có bánh gai rất ngon nữa” – hai thứ bánh ấy bỗng dưng lại thật ngon. Quê nhà là nơi những ngày đầu đại học, những ngày Tết mới lên, có con bé tự kỉ sẽ khóc tu tu nếu như xóm trọ còn chưa có ai thèm lên. Vậy, những cái đó, có phải là tình yêu quê hương không?
Bây giờ tôi đã khôn lớn hơn hồi “nho nhỏ” và hồi “nhỏ”, nhưng tôi vẫn còn rất non nớt, và rất “mong manh” về cái khái niệm – và tình yêu quê hương đất nước của mình – thế nên tôi phải viết nó ra…
Nguyên do tôi viết nên những dòng này – ắt hẳn là do vụ dàn khoan 981 của tổng công ty Hải Dương – Trung Quốc. Nói dại – nếu như cái sự vụ đặt dàn khoan không được làm rùm beng ầm ĩ – thì tôi cũng không nghĩ thêm nhiều về chuyện to – yêu nước – và làm thế nào để yêu nước…
Tôi là một cô gái nhỏ, như nhiều cô gái khác. Tôi không mấy quan tâm đến những câu chuyện mang màu sắc chính trị. Tất nhiên, quan điểm của tôi cái gì cũng nên biết một chút, nhưng với “tâm thế” đầy biếng lười và đầy mơ mộng, còn mải đọc/nghe/ tìm hiểu về những thứ khác, thì những chuyện như kiểu kiểu Pakistan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thùy Linh
Dung lượng: 15,28KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)