Văn bản dô tả dô tà

Chia sẻ bởi Bùi Văn Quyết | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: văn bản dô tả dô tà thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tuần 9 : Ngày 20 tháng 10 năm 2013
Tiết 42:
Chương trình địa phương phần văn
Văn bản: dô tả dô tà
( Mạnh Lê)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh :
1. Về kiến thức:
- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
- Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương Thanh Hoá như Mạnh Lê.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và kĩ năng phân tích tác phẩm thơ địa phương Thanh Hoá.
3. Về thái độ:
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.
II. Chuẩn bị của thầy trò:
1.Giáo viên: . Tài liệu địa phương Thanh Hóa in tháng 10 năm 2013.
2. Học sinh:
- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của điạ phương.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:

hoạt động của thầy và trò
 nội dung cần đạt

Hoạt động 1:Tổ chức đọc - hiểu .
HS đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm thể hiện trong bài thơ.






Hoạt động 2:
? Tìm các chi tiết, hình ảnh đặc trưng nói về Thanh Hóa được sử dụng trong bài thơ ?








? Những biểu hiện này nói với em điều gì về quê hương xứ Thanh ?









? Phát biểu cảm súc của em khi học bài thơ- bài ca về đất và người xứ Thanh?

? Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ ?




-Hoạt động 3;
- Hướng dẫn HS khắc lại nội dung và nghệ thuật bài thơ.




Hoạt động 4:
- Hs làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
( Xem chú thích * trong sách tài liệu trang 37)
- Mạnh Lê khai sinh là Lê Văn Mạnh(1953-2008) quê thôn Trà Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.Hội viên hội nhà văn Việt Nam.
- Dôtả dô tà(1995)
II. Phân tích:
1.Hình ảnh đặc trưng của Thanh Hóa:
- Có điệu hò Sông Mã dô tả dô tà, rau má, có câu hát điệu múa dân gian “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”
- Lịch sử quê hương Thanh Hóa rạng ngời Vua Lê, Trạng Quỳnh đi vào nhân gian, truyền thống hiếu học, địa danh lịch sử cầu Hàm Rồng.
- Giọng nói quê Thanh: Mô, tê, răng, rứa.

- Bằng những biểu hiện đặc trưng của đất và người Thanh Hóa, trên nèn nhịp điệu câu hò Sông Mã, một làn điệu dân cac quen thuộc, bài thơ là một bài ca, ca ngượi tự hào, tình yêu sâu nặng đối với quê hương Thanh Hóa mến yêu. Nơi đây có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, có những con người cần cù lao động, hiếu học, anh hùng, lạc quan, chân chất, giàu tình cảm dù trải qua trường kì gian khổ.
2.Cảm nghĩ về bài thơ:
* Bài thơ là một bài ca với âm điệu của giọng hà Sông Mã quen thuộc, bài thơ như một lời tâm sự, tự hào về quê hương sứ Thanh mến yêu. Nơi đây có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, có những con người cần cù lao động, hiếu học, anh hùng, lạc quan, chân chất, giàu tình cảm dù trải qua trường kì gian khổ.

III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Bài thơ bằng những biểu hiện đặc trưng của đất và người Thanh Hóa, trên nèn nhịp điệu câu hò Sông Mã, một làn điệu dân cac quen thuộc, bài thơ là một bài ca, ca ngượi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Quyết
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)