VĂN 9 - HKII
Chia sẻ bởi Võ Văn Phương |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: VĂN 9 - HKII thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂU CHÂU
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I/ – TIẾNG VIỆT (4,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Chép lại khổ thơ cuối bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
b. Em hiểu hai câu cuối của bài thơ trên như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Thế nào là khởi ngữ? Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần gạch chân thành khởi ngữ:
Nó làm bài tập rất cẩn thận.
Bức tranh đẹp nhưng đã cũ.
II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Trong cuộc sống, nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Em hiểu lời nhắc nhở trên như thế nào? Hãy chứng minh rằng biết ơn là một truyền thống đạo lí của nhân dân ta.
-----HẾT-----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN 9
1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
I/ VĂN –TIẾNG VIỆT ( 4 điểm)
Câu 1
( 2 điểm)
a.
“còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi ”
( Sai thiếu 01 từ trừ 0,25 điểm)
b.
- Nghĩa thực : Sang thu mưa ít đi, sấm cũng bớt dần; hàng cây không còn giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ . Đó là hiện tượng tự nhiên
- Nghĩa ẩn dụ: Suy ngẫm của nhà thơ về con người : khi đã từng trải con người vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, sẵn sàng đối mặt với những bất thường của cuộc đời
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 2
( 2 điểm)
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Bài tập, nó làm cẩn thận lắm. (hoặc Bài tập thì nó làm bài tập cẩn thận lắm )
Đẹp, nhưng bức tranh đã cũ. ( hoặc Đẹp thì bức tranh đẹp nhưng đã cũ )
1,0
0,5
0,5
II/ LÀM VĂN ( 6 điểm )
*Yêu cầu hình thức:
- Trình bày sạch đẹp, bố cục đủ 3 phần.
- Chữ dễ đọc, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
*Yêu cầu nội dung:
1/ Mở bài:
- Giới thiệu được tư tưởng, đạo lí.
2/ Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ :
+ Nghĩa đen: Người ăn quả phải biết ơn người trồng cây vì họ đã làm ra quả cho mình hưởng.
+ Nghĩa bóng: Người ăn quả là người hưởng thụ, người trồng cây là người lao động làm ra thành quả để ta hưởng thụ, vì vậy phải biết ơn.
- Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của lời khuyên:
+ Không có “người trồng cây” không có “quả” cho ta hưởng.
+ Biết ơn người trồng cây là thái độ cư xử có văn hóa, có đạo đức.
+ Biết ơn sẽ động viên người lao động, làm xã hội tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa người với người.
+ Là truyền thống, đạo lí của dân tộc.
- Chứng minh lòng biết ơn là truyền thống đạo lí của dân tộc ta.
+ Nhiều câu tục ngữ, ca dao nhắc nhở về lòng biết ơn.
+ Giáo dục lịch sử dân tộc để thế hệ sau hiểu về cha ông , tự hào gìn giữ truyền thống.
+ Hành động thiết thực thể hiện lòng biết ơn . ( dẫn chứng thực tế)
+ Tôn trọng, gìn giữ các giá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Văn Phương
Dung lượng: 58,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)