Văn 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Trãi | Ngày 12/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐĂKTÔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu
Câu hỏi
Điểm

Câu 1
 Chép lại theo trí nhớ khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ đó.

2 điểm

Câu 2

a. Thế nào là phương châm cách thức?
b. Hai câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Chú ấy chụp ảnh bằng máy ảnh.
- Ngựa là loài thú có bốn chân.

2 điểm
1 điểm
1 điểm

Câu 3

Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của em về thầy (cô) giáo cũ.

6 điểm


------------------Hết--------------------


PHÒNG GD&ĐT ĐĂKTÔ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I . NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN . LỚP 9


Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1

- HS cần chép được đầy đủ, chính xác khổ thơ cuối như trong SGK được 1 điểm, chép thiếu hoặc sai 1 từ trừ 0,25 điểm, chép thiếu hoặc sai 2 từ đến 1 dòng trừ 0,5 điểm:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

- HS cần xác định được biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, khoa trương, hoán dụ.
Tác dụng: Thể hiện tâm trạng phấn chấn; con người đang chạy đua với thời gian để lao động, để cống hiến...

2 điểm
1 điểm








0,5 điểm

0,5 điểm


Câu 2

* Yêu cầu HS cần nêu được:
a. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
b. Hai câu:
- Chú ấy chụp ảnh bằng máy ảnh.
- Ngựa là loài thú có bốn chân.
-> Cả hai câu đều vi phạm phương châm về lượng.
(HS xác định đúng 1 câu được 0,5 điểm)
2 điểm
1 điểm


1 điểm

Câu 3

* Yêu cầu:
a. Hình thức:
- HS viết đúng thể loại tự sự có kết hợp với yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
- Bố cục chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, có sự liên kết với nhau.
- Văn phong lưu loát, diễn đạt lôgic, tình huống hấp dẫn.
b. Nội dung: tùy theo mức độ diễn đạt của HS nhưng phải đáp ứng được các nội dung sau:
- Lí do kể chuyện.
- Giới thiệu khái quát việc đáng nhớ, tình huống xảy ra câu chuyện.
- Nêu diễn biến của câu chuyện đó:
+ Sự việc khởi đầu (lí do, thời gian, địa điểm diễn ra sự việc).
+ Sự việc phát triển (những việc đã làm, tâm trạng của em).
+ Sự việc kết thúc (nêu kết cục và suy nghĩ của mình về thầy (cô). Lời hứa của bản thân).
Lưu ý: - Sự việc phải tiêu biểu, đáng nhớ, thể hiện được thái độ, tình cảm của mình trước sự việc, con người.
- Khi kể phải biết kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

* Cách chấm:
+ Điểm 5-6: Bài văn kể được việc đáng nhớ giữa mình với thầy (cô), câu chuyện hấp dẫn, gay cấn; đảm bảo đầy đủ các nội dung trên; kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm; bố cục chặt chẽ; lời văn lưu loát, có cảm xúc sâu sắc, thể hiện năng khiếu văn chương; không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu; trình bày sạch đẹp, khoa học.
+ Điểm 3-4: Bài văn kể được việc đáng nhớ giữa mình với thầy (cô); nội dung thiếu một và ý nhưng ý đó không quan trọng; kết hợp tốt các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm; bố cục chặt chẽ; lời văn lưu loát, có cảm xúc; có sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu nhưng không đáng kể.
+ Điểm 1-2: Bài văn kể được việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trãi
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)