Văn 8 - Hai cây phong

Chia sẻ bởi Thắng Nguyễn | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Văn 8 - Hai cây phong thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Họ và tên : .......................................
Bài 1 – Tháng 10
KIỂM TRA NGỮ VĂN 8
Bài 9. Hai cây phong


1, Trong đoạn trích Hai cây phong, từ trên những cành cây cao ngất bọn trẻ đã nhìn thấy những gì?

A. Những căn nhà xép bình thường của nông trang, dải thảo nguyên, những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc.



B. Chuồng ngựa của nông trang, dải thảo nguyên hoang vu, làn sương mờ đục, nhiều vùng đất mới, nhiều con sông chưa từng nghe nói.



C. Chuồng ngựa của nông trang, dãy nhà kho chứa cỏ khô, dải thảo nguyên hoang vu, những vùng đất mới.



D. Chuồng ngựa của nông trang, con đường sắt chạy ngang qua thảo nguyên, những dòng sông trước đây chưa từng nghe nói.


2, Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mênh mông thế, Ôm cả non sông mọi kiếp người!
(Tố Hữu)

A. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.



B. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.



C. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.



D. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.


3, Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn sau?
- Mẹ ơi, ôi, mẹ ơi! - Cái âm thanh kì lạ không ra tiếng thở dài, không ra tiếng nức nở. - Đen chết rồi, mẹ ơi! Đen chết rồi!
Đất nứt toát ra dưới chân. Cái vực thẳm không đáy, không có đáy.
Méc-ghi rơi xuống vực, mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một xuống sâu, bờ vực khép lại trên đầu, suốt đời không thoát ra được nữa, cho đến lúc chết.
(C. Mắc-ca-lâu, Tiếng chim hót trong bụi mận gai)

A. Cực tả nỗi đau đớn tột cùng của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.



B. Cực tả tình thương của người mẹ dành cho đứa con bị chết.



C. Cực tả độ sâu của cái vực mà ai rơi xuống thì không thể lên được.



D. Cực tả sự xúc động không nói nên lời của người mẹ khi nghe tin đứa con chết.


4, Trong câu văn: "Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền" (Hai cây phong), hai cây phong được miêu tả giống như con người. Những từ ngữ nói lên điều đó?

A. reo hò, huýt còi ầm ĩ.


C. mát rượi, xào xạc.



B. chạy, nghiêng ngả, đung đưa.


D. chào mời, dịu hiền.


5, Trong đoạn trích Hai cây phong, hai cây phong khác cây khác trong làng ở đặc điểm nào?

A. Chúng mọc ở trên đồi cao phía trên làng và vô cùng xanh tốt.



B. Chúng không cần người ta chăm sóc, tưới tắm vẫn vươn cao kiêu hãnh.



C. Chúng là loài cây quý hiếm nhất trong vùng.



D. Chúng có tiếng nói riêng, có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu.


6, Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?

A. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.



B. Người ta là hoa của đất.



C. Cưới nàng anh toan dẫn voi - Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn...



D. Đồn rằng bác mẹ anh hiền - Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư.


7, Trong văn bản Hai cây phong, điều gì thực sự thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất?

A. Được "công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành" hai cây phong.



B. Được lên đồi - nơi có hai cây phong để phá tổ chim.



C. Được nhìn thấy "bóng râm mát rượi" và nghe thấy "tiếng lá xào xạc dịu hiền" của hai cây phong.



D. Được nhìn thấy "thế giới đẹp đẽ vô ngần của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thắng Nguyễn
Dung lượng: 681,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)