Văn 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Trãi | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐĂKTÔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN . LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)



Câu
Câu hỏi
Điểm

Câu 1

Chép lại theo trí nhớ hai câu kết trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”của Phan Châu Trinh. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ đó.

2 điểm


Câu 2

a. Thế nào là câu ghép?
b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây:
- Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (Nam Cao).
- Người ta vừa mở miệng nói, anh đã cắt ngang.

2 điểm
1 điểm
1 điểm

Câu 3

Thuyết minh về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em.


6 điểm


------------------Hết--------------------


















PHÒNG GD&ĐT ĐĂKTÔ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I . NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN . LỚP 8


Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1

- HS cần chép được đầy đủ, chính xác hai câu kết trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được 1 điểm, chép thiếu hoặc sai 1 từ trừ 0,25 điểm, chép thiếu hoặc sai 2 -> 3 từ trừ 0,5 điểm, nếu HS chỉ chép được 1 câu không ghi điểm:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.”

- HS cần xác định được biện pháp nghệ thuật: đối lập, khoa trương.
Tác dụng: làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng, cách mạng.

2 điểm
1 điểm







0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

a. HS cần nêu được:
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
b. HS cần xác định được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây là:
- Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (Nam Cao).
-> Quan hệ tương phản.
- Người ta vừa mở miệng nói, anh đã cắt ngang.
-> Quan hệ đồng thời.

2 điểm

1 điểm


1 điểm

Câu 3

* Yêu cầu:
a. Hình thức:
- HS viết đúng thể loại văn thuyết minh.
- Bố cục chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, có sự liên kết với nhau.
- Diễn đạt lưu loát, lôgic, tự nhiên.
b. Nội dung: HS có thể có nhiều cách giới thiệu khác nhau về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình, song cơ bản nêu được một số ý sau:
- Giới thiệu được tên của một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình.
- Giới thiệu về hình dạng, chất liệu của vật dụng hoặc phương tiện.
- Trình bày về cấu tạo của vật dụng hoặc phương tiện.
- Trình bày công dụng của vật dụng hoặc phương tiện.
- Cách sử dụng và bảo quản của vật dụng hoặc phương tiện.
- Nêu vai trò của vật dụng hoặc phương tiện trong đời sống con người…

* Cách chấm:
+ Điểm 5-6: Bài làm đúng kiểu bài thuyết minh; đảm bảo đầy đủ các nội dung trên; tri thức phải chính xác, khoa học, vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh; bố cục chặt chẽ; lời văn lưu loát, tự nhiên, hợp lí, thể hiện năng khiếu văn chương; không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu; trình bày sạch đẹp, khoa học.
+ Điểm 3-4: Bài làm đúng kiểu bài thuyết minh; nội dung thiếu một vài ý nhưng ý đó không quan trọng; tri thức phải chính xác, khoa học, có vận dụng các phương pháp thuyết minh nhưng đôi chỗ chưa thật linh hoạt; bố cục chặt chẽ; có sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu nhưng không đáng kể.
+ Điểm 1-2: Bài làm chưa đúng kiểu bài, chỉ nêu chung chung; bố cục chưa rõ ràng; sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu nhưng không quá 5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trãi
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)