Van 8(25,26)

Chia sẻ bởi Ngô Xuân Quỳnh | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Van 8(25,26) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tuần 25 - Tiết 97 Ngày soạn: 26 tháng 2 năm 2007
Văn bản : nước đại việt ta
(Trích Bình Ngô đại cáo)
( Nguyễn Trãi)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy dược văn bản có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
- Rèn kĩ năng phân tích văn biền ngẫu.
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
B. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng
- Giáo viên: ảnh chân dung Nguyễn Trãi.
- Học sinh: soạn bài, xem lại bài ``Nam quốc sơn hà``
2. Tổ chức lớp:
3. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong ``Hịch tướng sĩ`` mà em thích nhất.
? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
C .Bài giảng:
- Giới thiệu: SN NNam và BNĐC là 2 bản tuyên ngôn độc lập, BNĐC có sự tiếp nối đồng thời cũng có sự phát triển so với SNNN.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò


? Nhắc lại những điểm chính về tác giả Nguyễn Trãi trong bài ``Côn Sơn ca``

- Trong cuộc kháng chiến chống Minh,Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi ``BN sách`` với chiến lược tâm công; kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết BNĐC.
? Bài văn được viết theo thể loại nào.
? Giải thích nhan đề.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc.

- Giáo viên giới thiệu kết cấu 4 phần của thể cáo.





? Vậy đoạn trích nằm ở phần nào trong 4 phần trên.
* 2 phần:
+ Nguyên lí nhân nghĩa
+ Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.

- Gọi học sinh đọc phần 1
? Nhân nghĩa ở đây có những nội dung nào.
? Em hiểu thế nào là ``yên dân`` và ``điếu phạt``
? Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết ``Bình Ngô đại cáo`` thì em hiểu những đối tượng nào được nói đến ở đây.
? Vậy nhân nghĩa ở đây là gì.
? Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là gì.
- Yêu cầu học sinh thảo luận.
* Vì dân mà dấy binh khởi nghĩa đánh giặc Minh hung tàn, bạo ngược.

? Từ đó em thấy tính chất của cuộc kháng chiến chống Minh.
? Tư tưởng của người viết bài cáo.
* cuộc kháng chiến chính nghĩa. Những vị lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn là người thương dân, tiến bộ.
? Vì sao khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi lại đề cập đến việc phải bảo vệ nền độc lập của đất nước có chủ quyền.

? Để khẳng định được chủ quyền dân tộc tác giả đã dựa vào những yếu tố nào.
* đất nước có độc lập, chủ quyền là có nền văn hiến, có lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chế độ riêng. Đó là những yếu tố căn bản nhất của một quốc gia, dân tộc.

- ý thức dân tộc ở đoạn trích này là sự nối tiếp và phát triển ý thức dân tộc ở bài ``NQSH``
Vậy đâu là biểu hiện tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Xuân Quỳnh
Dung lượng: 218,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)