Van 8(21,22)

Chia sẻ bởi Ngô Xuân Quỳnh | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Van 8(21,22) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tuần 21 - Tiết 81 Ngày soạn 23 tháng 01 năm 2007
Văn bản
Tức cảnh Pác Bó
( Hồ Chí Minh )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như là một ``khách lâm tuyền`` ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
- Rèn kĩ năng phân tích giá trị bài thơ tứ tuyệt.
- Giáo dục bài học sinh lòng yêu kính Bác Hồ.
B. Chuẩn bị:
1 Đồ dùng:
- Giáo viên: ảnh chân dung Hồ Chí Minh, ảnh Bác Hồ làm việc bên bàn đá ở hang Cốc Bó, tập thơ ``Hồ Chủ Tịch`` - Nhà xuất bản VH-HN 1967
- Học sinh: Đọc và soạn bài.
2. Tổ chức lớp:
3. Kiểm tra bài cũ :
? Nhắc lại các bài thơ của Bác mà em đã học ở lớp 7.
? Đọc thuộc lòng bài thơ ``Khi con tu hú``
? Qua bài thơ em hiểu gì về các chiến sĩ cách mạng trong thời kì hoạt động cách mạng bí mật.
C. Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu ảnh và tập thơ của Bác.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò

? Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Giáo viên giới thiệu sau 30 năm bôn ba hoạt động cứu nước, Bác đã bí mật về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống một cách gian khổ nhưng thích nghi một cách rất tự nhiên. Lúc này Bác rất vui vì Người được sống trên mảnh đất Tổ Quốc và Người biết rằng thời cơ giành độc lập đương tới gần và người còn vui vì được sống giữa thiên nhiên.
- Giáo viên đọc mẫu
? Cần chú ý điều gì khi đọc văn bản này.


- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh.




? Nhắc lại đặc điểm của thơ TN tứ tuyệt ĐL.
? Nhận xét về cấu trúc của bài thơ này.


? Theo nội dung có thể tách bài thơ thành những ý lớn nào.



? Nhận xét về giọng điệu nghệ thuật của C1.
? Nội dung câu 1? Thái độ của Bác.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: những ngày mưa rắn rết chui cả vào chỗ nằm ... mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được.
* Nghệ thuật đối tạo cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp
* Giọng thoải mái, phơi phới lối sống ung dung, con người hoà hợp với thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh.
? Câu thứ 2 kế thừa điều gì của câu 1.
? Nó cho biết cuộc sống của Bác như thế nào.
- Có người hiểu ý câu thơ này là dù phải ăn chỉ có cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Hiểu như vậy không phù hợp với tinh thần chung, giọng điệu đùa vui thoải mái của bài thơ không phù hợp với cảm xúc của tác giả giảm tầm tư tưởng của bài thơ.
* Giọng vui đùa nói về thức ăn ở đây thật đầy đủ, dư thừa.
- Trong bài``Cảnh rừng Việt Bắc`` (1947) Bác viết về những ngày gian khổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Xuân Quỳnh
Dung lượng: 149,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)