Văn

Chia sẻ bởi Hưng Phát | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

HỌ VÀ TÊN : MÃ SỐ : 1OC7
ĐIỂM
 LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN




ĐỀ : Em hãy thuyết minh nghệ thuật ca Trù . BÀI LÀM
Đất nước ta đã trải qua các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương tổ quốc. Và nó cũng đã để lại những trang sử quý báu, những phi vật và đồng thời là luôn giữ được nét văn hóa trong đời sống và nghệ thuật. Đặc biệt nhất là sự thể hiện truyền thống của nước Việt Nam thông qua nghệ thuật, và ca trù một thể loại có thể nói đã đi theo qua bao thế kỉ cho đến ngày nay. Hơn thế nữa ca trù là một di sản phi vật thể được công nhận và cần được bảo vệ khẩn cấp.
Ca trù là loại hình nghệ thuật được gọi là hát ả đào hoặc hát nhà tơ, sự kết hợp giữa thơ và ca đó chính là điều đặc biệt của thể loại ca trù nay. Thể thơ dân gian hoặc thơ đường luật là những bài thơ quen thuộc của ca trù ngoài ra còn có đàn với múa. Qua những yếu tố sơ lược cũng có thể thấy được một truyền thống thấm đượm trong từng câu thơ ca của hát trù. Ca trù đã xuất hiện từ những thế kỉ XI nhưng phổ biến hơn vào khoảng từ thế kỉ XV đến cuối thể kỉ XX, cùng với sự sáng chế đàn gáy của Đinh Lễ và thế kỉ XV và giọng hát của nữ ca sĩ Quách Thị Hồ đã được thế giới biết đến nhiều hơn và thế kỉ XX. Nhờ thế các nhà nghiêng cứu và nhạc sĩ đã tìm tòi và học loại hình truyền thống của dân tộc ta. Cũng một phần nhờ và các bài thơ của những nhà thi nhân thời xưa như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,... họ đã để lại các tác phẩm vượt thời đại với nhiều thử thách và nó đã đạt được những thành quả cao không chỉ trong nước mà còn trên cả thế giới. Miền Bắc là nơi mà ca trù được phát hiện ra, hiện nay chúng đã phát triển phổ biến cả ba miền, và thế giới.
Không như các loại loại nhạc khác, ca trù không sôi nổi ồn ào, mà nó mang lại một giọng nhạc êm dịu với tiếng đàn du dương là sự thích hợp cho chúng ta nghĩ ngơi. Có lẽ ai thấu hiểu về ca trù thì sẽ thật sự tận hưởng được về tài năng ca thơ, đánh đàn và múa của cô nghệ sĩ cùng với hai chàng kép chơi đàn gáy. Mỗi ca sĩ hát trù đã được huấn luyện thật kĩ, vượt qua rất nhiều thử thách, thời gian thì mới có thể diễn hát chính trên sân khấu. Vì thế nữ ca là người hát chính và quan trọng nhất trong đó. Ngoài ra hát trù còn có năm loại chính: hát cửa đình, hát cửa quyền, hát tại gia, hát thi, hát ca quán. Mỗi loại ca trù đều có mỗi không gian nhất định và phù hợp cho từng nơi từng ngữ cãnh trang nghiêm, thư giãn hay thi thố. Mỗi không gian mang lại sự phong phú và tăng thêm những truyền thống về nghệ thuật của con người Việt. Ca trù mang tính uyên bác, ít lời nhưng nhiều nghĩa, giàu chất thơ,mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng không sôi nổi như nhiều thể loại nhạc hiện nay. Kỹ thuật hát của các cô đào rất tinh tế, công phu và chau chuốt. Khi hát nữ nghệ sĩ không cần há to miệng, không đẩy khi xuống phổi mà ém hơi lại trong cổ ậm ự ngâm nga nhưng lại hát rõ ràng từng câu từng chữ và mỗi cô ca sĩ đều phát hát cao, thanh, vang. Ca trù là thể hát sử dụng các thể thơ quen thuộc và mang đậm tính chất người Việt như lục bát và song thất lục bát. Đặc biệt là thể thơ bảy chữ sáng tác dành riêng cho ca trù. Đó là sự phối hợp tinh vi, hài hòa mà vẫn giữ bản sắc dân tộc giữa thơ và nhạc. Các anh kéo gõ phách nhịp nhàng với cô ca sĩ đễ tăng lên phần hài hoài giữa nhạc cụ và lời ca. Bên cạnh thơ ca còn có thêm vào những điệu múa nhẹ nhàng uyển chuyển phù hợp với từng thơ ca và đó cũng là phần góp cho ca trù thêm đặc sắc hơn.
Một trầu hát gồm ba thành phần chính: cô ca sĩ dùng bộ phách gõ nhịp nhạc, một anh kép đàn phụ họa theo lời hát, còn người thưởng ngoạn thì gõ trống chỉ lên sự đồng tình trong những câu hát. Biểu diễn thường trong một thính phòng nhỏ tạo sự ấm cúng, nghe rõ được chất giọng của ca sĩ. Cô đào khi hát sẽ ngồi giữa hai người còn lại ngồi hai bên và họ thể hiện lên sự hài hòa lẫn nhau. Những sự riêng biệt trên mang lại nghệ thuật như thế nên tập hợp rất nhiều khán giả nghe hằng ngày, hằng đêm và có thể từ ngày này sang ngày khác mà không biết chán. Khán giả có lẽ là những người rất hiểu những tinh tế của ca trù hòa thân mình vào những câu thơ du dương cùng với tiếng vang của nhạc cụ một cách tự nhiên nhưng thật hay trong một không khí nghiêm trang hay rộn ràng. Hát thờ là hát trong những buổi thờ cúng và tôn vinh , còn hát chơi thì xuất hiện từ rất lâu và thích hợp cho những cuộc thi sôi nổi và các khán giả sành chơi thơ nhạc. Ca trù phát triển mạnh nhất ở Thăng Long đã từng là rơi nhiều nghệ sĩ , khán giả thưởng thức ca trù nơi đây. Ca trù cũng là một đóng góp không nhỏ đến nghệ thuật nơi đây và cả đất nước Việt Nam lúc bấy giờ. Ngoài ra để học được ca trù không phải là một điều đơn giản, những người có nghề ca trù luôn chỉ muốn truyền nghề lại cho con cái họ chỉ những ai thực sự đam mê và xin vào làm cho nuôi trong gia đình đó và học khoảng từ ba đến bốn năm thì có thể ra nghề với những kĩ thuật ca ngâm, gõ phách.
Ngày 1/10/2009, ca trù được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ca trù đã đóng góp thêm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú. Qua những câu thơ câu văn mang theo những truyền thống truyền bá đi khắp nơi. Ca trù đã trả qua bao nhiêu quá trình lịch sử, những bài thơ phổ thành nhạc rất phong phú với bao câu truyện gắn với ca trù mang lại cho một bề dày lịch sử truyền cho con cháu đời sau. Những tác phẩm tiêu biểu và sự bảo tồn của thể loại ca Trù Cao Bá Quát: “ Tự tình”, “ Phận hồng nhan có mong manh”,.... ; Nguyễn Công Trứ “ Kiếp nhân sinh”, “ Ngày tháng thanh nhàn “,... Nâng cao nhận thức và phổ biến cho cộng đồng về những cái tốt đẹp của ca trù, cùng nhau cổ động học hỏi tìm kiếm và chia sẻ lẫn nhau nhằm phát triển di sản nghệ thuật ca trù ngày một xa hơn nữa.
Qua đó chúng ta có thể đúng kết và tuyên chuyên lẫn nhau hãy phát huy ca trù với nhau, đó là một tài sản quý báu của cộng đồng dân tộc Việt Nam.


Chúc may mắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hưng Phát
Dung lượng: 17,47KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)