Vai trò của TPT Đội với những mối quan hệ giáo dục

Chia sẻ bởi Tống Hoàng Linh | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Vai trò của TPT Đội với những mối quan hệ giáo dục thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Mục lục
A. Phần mở đầu 3
I. Lí do chọn đề tài 3
II. Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu 5
và thời gian nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu 5
2. Phạm vi nghiên cứu 5
3. Phương pháp nghiên cứu 5
4. Tài liệu nghiên cứu 5
5. Thời gian nghiên cứu 6
B. Phần nội dung 7
I. Cơ sở lý luận 7
II. Thực trạng của vần đề 7
III. Khảo sát tình hình thực tế 8
IV. Vai trò của Tổng phụ trách (TPT) Đội trong 9
việc xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
1. Xây dựng mối quan hệ giữa TPT Đội với Ban chỉ huy 11
Liên chi đội
2. Mối quan hệ giữa TPT Đội với chi đoàn giáo viên, các anh 12
chị phụ trách trong nhà trường
3. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPT Đội với 13
Hội cha mẹ học sinh
4. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPT Đội với 13
Ban giám hiệu nhà trường
C. Phần kết luận và một số đề xuất 16
I. Kết luận 16
II. Một số ý kiến đề xuất 16
D. Tài liệu tham khảo 19
SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: Nguyễn Trí Dũng. Năm sinh: 4/5/1981.
- Ngày tham gia công tác Đội: 16/8/2009.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục tiểu học.
- Chức vụ: Tổng phụ trách Đội.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hòn Thơm.
- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Vai trò của TPT Đội đối với những mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường.




















A. Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài
Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách”. Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay đất nước đang trong sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001 – 2020 theo Nghị quyết TW2 (Khóa VIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục, coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy, con người được đặt ở trung tâm chiến lược. Trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh THCS nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa; đặc biệt phải có lòng nhân ái, yêu đất nước, yêu CNXH. Trong đó giáo dục là nền tảng giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên THPT.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho HS (học sinh) trong một môi trường đồng bộ, nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vì nó có vị trí rất quan trọng. Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo đội viên và thiếu nhi tham gia,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Hoàng Linh
Dung lượng: 111,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)