V9. Chủ đề: Ngôn từ nghệ thuật Truyện Kiều
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 12/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: V9. Chủ đề: Ngôn từ nghệ thuật Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
VẺ ĐẸP NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
QUA MỘT SỐ ĐOẠN TRÍCH ĐÃ HỌC.
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9; THỜI LƯỢNG: 6 TIẾT
A. CHUẨN BỊ:
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được vẻ đẹp về ngôn từ nghệ thuật trong câu thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Biết nhận diện và phân tích một số từ ngữ hay, từ ngữ đắt qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học trong chương trình Ngữ văn 9 -Tập 1.
- Biết yêu tiếng nói dân tộc và có ý thức học hỏi cách sử dụng từ ngữ, cách tạo từ mới trong Truyện Kiều để làm giàu thêm vốn từ Tiếng Việt.
II. Ý nghĩa của chủ đề:
Trong lịch sử văn chương của dân tộc, người ta dành cho Truyện Kiều của Nguyễn Du một sự tôn vinh đặc biệt. Tác phẩm là Tập đại thành của một nghìn năm văn học thời phong kiến; là một tác phẩm đạt đến đỉnh điểm của sự hoàn thiện. Cùng với nội dung phong phú và sâu sắc, về mặt nghệ thuật, Truyện Kiều là một kiệt tác với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài hầu như trên tất cả các phương diện của nghệ thuật truyện thơ Nôm như thể loại, bố cục, kết cấu, hình tượng nhân vật, nghệ thuật thể hiện nội tâm, miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, văn phong, bút pháp tả cảnh ngụ tình v.v… Ở phương diện nào Nguyễn Du cũng đều có những đóng góp to lớn có ý nghĩa thời đại. Riêng về phương diện ngôn từ.Ông từng được mệnh danh là nhà nghệ sĩ lớn về ngôn từ, là nghệ sĩ bậc nhất về ngôn từ trong văn học Trung đại Việt Nam.
III. Những tài liệu cần đọc và chuẩn bị cho bài giảng:
Các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 9 - SGK và SGV - Tập I.
Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
(3) Tham khảo thêm:
- Trịnh Bá Đỉnh (2000), Bình giải Truyện Kiều, NXB văn học- Hà Nội.
- Trần Đinh Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục.
- Đào Thái Tôn (2000), Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận - Ban quản lý di tích Nguyễn Du - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây..
IV. Phân chia thời lượng:
- Hai tiết đầu:
+ Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ đề.
+ Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ đặc sắc trong Truyện Kiều qua các đoạn trích đã học.
+ Phần luyện tập.
- Ba tiết tiếp theo:
+ Vấn đề sử dụng từ ngữ ước lệ trong Truyện Kiều và các đoạn trích đã học
+ Tìm hiểu về ngôn từ vũ trụ thi ca trong Truyện Kiều.
+ Tìm hiểu về ngôn từ chỉ màu sắc trong Truyện Kiều.
+ Vấn đề sử dụng hư từ trong Truyện Kiều.
+ Phần luyện tập.
- Một tiết cuối:
+ Tìm hiểu về sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc sử dụng tiếng nói dân tộc.
+ Tổng kết và đánh giá.
B. GỢI Ý TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TIẾT 1,2:
I. Phần mở đầu: Phần giới thiệu: Giáo viên có thể bắt đầu từ vịêc gợi ý học sinh nắm lại giá trị nội dung,nghệ thuật của Truyện Kiều, hoặc Truyện Kiều trong đời sống văn hoá người Vịêt Nam… Từ đó giới thiệu về mục đích, ý nghiã tầm quan trọng của chủ đề này.
II. Phần tổ chức các hoạt động giảng dạy:
1.Vấn đề sử dụng từ ngữ đặc sắc trong Truyện Kiều:
Xưa nay, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều, người ta thường hay chú ý trước hết đế những chỗ dùng từ chính xác, từ hay, tinh tế thường được gọi là lối dùng từ đắt của Nguyễn Du,cũng như cách dùng hư từ, khối lượng từ đồng nghĩa, từ có phong cách khẩu ngữ, từ mang phong vị ca dao, thành ngữ, tục ngữ...
Ví như hai từ đầy đặn, nở nang trong câu thơ: Khuôn trăng đầy đặn/ Nét ngài nở nang khi tác giả dùng để miêu tả Thuý Vân. Hai từ đó không chỉ đơn thuần là miêu tả khuôn mặt tròn trịa,đầy đặn như mặt trăng đêm rằm của nàng Vân, cũng như cả cái nét ngài minh bạch,rõ ràng, uốn cong thanh tú của nàng mà đó còn là sự đầy đặn, mỹ mãn của số phận, của cuộc đời nàng. Hai chữ thua, nhường trong câu thơ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da dùng để chỉ thiên nhiên và cũng chính là tạo hoá sẽ chịu thua mái tóc mây, dài, xanh mượt, màu da trắng như tuyết để nhường bước cho nàng đi trên con đường bằng phẳng, không hề có chông gai.
Hay như chữ thông minh trong câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: 30,65KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)