V9. Chủ đề: Lỗi thường gặp trong nói, viết Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 12/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: V9. Chủ đề: Lỗi thường gặp trong nói, viết Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chủ đề tự chọn - Ngữ văn 9
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
***********000***********
Loại chủ đề: Bám sát.
Thời gian: 6 tiết.
I.Mục tiêu cần đạt:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
- Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết.
- Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
- Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn.
- Học sinh có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, câu.
- Thông qua các bài tập, nâng cao kỹ năng sử dụng từ, câu.
II.Các tài liệu hỗ trợ:
1.Sách giáo khoa: Bài: - Chữa lỗi dùng từ (SGK 6)
- Chữa lỗi về quan hệ từ (SGK 7)
- Trau dồi vốn từ (SGK 9)
2.Các tài liệu khác: -Câu chuyện vui về ngôn ngữ
-Văn bản đọc thêm
-Các dạng bài tập
III.Tiến trình tổ chức:
*Tiết 1, 2:
-GV treo bảng phụ hoặc dùng đèn chiếu để đưa ra những ví dụ sau:
a. Dạ dày cá chép chỉ lớn hơn thực quản một chút và có nhiều tuyến vị tiết dịch vị, có tác dụng tiêu hóa tôm, tép, thức ăn và mọi loại mồi bắt được.
b. Nhà em có nuôi con chó. Con chó nhà em rất đẹp. Em rất yêu con chó nhà em.
- Hai ví dụ trên sai lỗi gì?
- GV lấy ví dụ về lặp từ với tư cách là một phép liên kết để học sinh so sánh:
“Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
- HS đọc ví dụ: “Những người chiến sĩ dũng cảm đó không bao giờ khắc phục kẻ thù.” Câu sai lỗi gì? Thử sửa lại.
-Chỉ có một suất sưu của nhà nước mà hạnh phúc của gia đình chị Dậu vỡ tan.
Câu sai lồi gì? Cách sửa.
- Muốn tránh lỗi này ta khắc phục bằng cách nào?
- Học sinh đọc các ví dụ trong bảng phụ:
a. Đôi tay dài lòng khòng phụ họa với đôi cẳng chân dài nghêu.
b. Trong đa số các hợp chất hóa học, nguyên tử Oxy có hóa trị II.
c. Trong bài văn tế, ông đã ca ngợi những người anh hùng bỏ mạng vì nước.
- Các câu trên sai những lỗi gì về dùng từ?
- Nêu cách khắc phục những lỗi trên?
+ Học sinh đọc ví dụ sau:
Niềm đau của cô ấy đang trào dâng.
- Từ “niềm” kết hợp với từ “đau” trong câu trên có phù hợp không? Vì sao?
- Thử nêu cách khắc phục lỗi trên?
- Đọc đoạn văn sau: Hai câu ca dao gợi cảm ấy nó như là một lời tâm sự của người nông dân, nó đi sâu vào lòng người đọc, tại sao vậy ư? Thì chính là trong hai câu thơ mang nặng tình người ấy có cả hoa và cả nhạc nữa đấy.
- Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn ấy?
- Muốn tránh lỗi này cân chú ý điều gì?
-GV đọc đoạn văn sau:
Đọc câu thơ, ta thấy hiện lên trước mắt một cảnh đồng quê trong ngày nắng gắt và hình ảnh người nông dân đang điều khiển con trâu kéo cày. Hình ảnh ấy lồng lộng, cao lớn, làm cho câu thơ cũng sống dậy và chuyển động theo.
- Các từ: lồng lộng, cao lớn, sống dậy, chuyển động dùng trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao?
-Lỗi nào mắc phải? Hướng khắc phục?
- HS đọc ví dụ:
Bầy choa có chộ mô mồ.
Câu văn có khó hiểu không? Vì sao?
- GV ghi ví dụ: Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa.
Dùng từ “nhi đồng” trong câu văn có phù hợp không? Giải thích?
-Nêu cách khắc phục.
-Các từ: vẻn vẹn, nủng nịu, ngoan ngoãn, sạch sẻ, khe khẻ, lộng lẫy…từ nào viết đúng về dấu thanh?( vẻn vẹn, ngoan ngoãn, lộng lẫy)
-Vì sao có sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã?
-Lỗi này thường phổ biến ở đâu? (Trung bộ và Nam
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG NÓI VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
***********000***********
Loại chủ đề: Bám sát.
Thời gian: 6 tiết.
I.Mục tiêu cần đạt:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
- Biết các lỗi thường gặp, vận dụng để tránh những lỗi đó trong khi nói và viết.
- Học sinh xác định rõ mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
- Nắm vững nghĩa của từ, cấu trúc câu, từ đó có cách lựa chọn và sử dụng chuẩn hơn.
- Học sinh có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ, câu.
- Thông qua các bài tập, nâng cao kỹ năng sử dụng từ, câu.
II.Các tài liệu hỗ trợ:
1.Sách giáo khoa: Bài: - Chữa lỗi dùng từ (SGK 6)
- Chữa lỗi về quan hệ từ (SGK 7)
- Trau dồi vốn từ (SGK 9)
2.Các tài liệu khác: -Câu chuyện vui về ngôn ngữ
-Văn bản đọc thêm
-Các dạng bài tập
III.Tiến trình tổ chức:
*Tiết 1, 2:
-GV treo bảng phụ hoặc dùng đèn chiếu để đưa ra những ví dụ sau:
a. Dạ dày cá chép chỉ lớn hơn thực quản một chút và có nhiều tuyến vị tiết dịch vị, có tác dụng tiêu hóa tôm, tép, thức ăn và mọi loại mồi bắt được.
b. Nhà em có nuôi con chó. Con chó nhà em rất đẹp. Em rất yêu con chó nhà em.
- Hai ví dụ trên sai lỗi gì?
- GV lấy ví dụ về lặp từ với tư cách là một phép liên kết để học sinh so sánh:
“Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
- HS đọc ví dụ: “Những người chiến sĩ dũng cảm đó không bao giờ khắc phục kẻ thù.” Câu sai lỗi gì? Thử sửa lại.
-Chỉ có một suất sưu của nhà nước mà hạnh phúc của gia đình chị Dậu vỡ tan.
Câu sai lồi gì? Cách sửa.
- Muốn tránh lỗi này ta khắc phục bằng cách nào?
- Học sinh đọc các ví dụ trong bảng phụ:
a. Đôi tay dài lòng khòng phụ họa với đôi cẳng chân dài nghêu.
b. Trong đa số các hợp chất hóa học, nguyên tử Oxy có hóa trị II.
c. Trong bài văn tế, ông đã ca ngợi những người anh hùng bỏ mạng vì nước.
- Các câu trên sai những lỗi gì về dùng từ?
- Nêu cách khắc phục những lỗi trên?
+ Học sinh đọc ví dụ sau:
Niềm đau của cô ấy đang trào dâng.
- Từ “niềm” kết hợp với từ “đau” trong câu trên có phù hợp không? Vì sao?
- Thử nêu cách khắc phục lỗi trên?
- Đọc đoạn văn sau: Hai câu ca dao gợi cảm ấy nó như là một lời tâm sự của người nông dân, nó đi sâu vào lòng người đọc, tại sao vậy ư? Thì chính là trong hai câu thơ mang nặng tình người ấy có cả hoa và cả nhạc nữa đấy.
- Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn ấy?
- Muốn tránh lỗi này cân chú ý điều gì?
-GV đọc đoạn văn sau:
Đọc câu thơ, ta thấy hiện lên trước mắt một cảnh đồng quê trong ngày nắng gắt và hình ảnh người nông dân đang điều khiển con trâu kéo cày. Hình ảnh ấy lồng lộng, cao lớn, làm cho câu thơ cũng sống dậy và chuyển động theo.
- Các từ: lồng lộng, cao lớn, sống dậy, chuyển động dùng trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao?
-Lỗi nào mắc phải? Hướng khắc phục?
- HS đọc ví dụ:
Bầy choa có chộ mô mồ.
Câu văn có khó hiểu không? Vì sao?
- GV ghi ví dụ: Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa.
Dùng từ “nhi đồng” trong câu văn có phù hợp không? Giải thích?
-Nêu cách khắc phục.
-Các từ: vẻn vẹn, nủng nịu, ngoan ngoãn, sạch sẻ, khe khẻ, lộng lẫy…từ nào viết đúng về dấu thanh?( vẻn vẹn, ngoan ngoãn, lộng lẫy)
-Vì sao có sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã?
-Lỗi này thường phổ biến ở đâu? (Trung bộ và Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: 24,66KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)