V9. Chủ đề: Kiểu bài tự sự
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: V9. Chủ đề: Kiểu bài tự sự thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SƠ QUẾ XUÂN
TỔ NGỮ VĂN 9
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
ĐỀ TÀI:
ÔN LUYỆN VỀ KIỂU BÀI TỰ SỰ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
BIÊN SOẠN: NHÓM GIÁO VIÊN DẠY TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9:
Nguyễn Thị Thu Hương
Vũ Ngọc
Năm học: 2008 - 2009
Tên chủ đề: ÔN LUYỆN VỀ KIỂU BÀI TỰ SỰ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
Môn ngữ văn 9 Số tiết: 6
A- Mục tiêu cần đạt:
Trên cơ sở hiểu biết những nét cơ bản về văn tự sự, giúp học sinh:
-Biết tóm tắt văn bản tự sự: nắm được mục đích và cách thức tóm tắt
-Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm; mối quan hệ giữa nội tâm với
ngoại hình, ngoại cảnh trong văn bản tự sự.
-Nắm được khái niệm về lập luận trong văn bản tự sự; các dấu hiệu của lập luận.
- Cung cấp cho các em phương pháp giúp bài văn tự sự đạt hiệu quả hơn
(biết vận dụng các thao tác hỗ trợ như: kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận...)
- Hướng dẫn thực hành theo từng nội dung ôn luyện để rèn và nâng cao kỹ năng làm văn tự sự.
B- Các nội dung chính:
Tiết 1-2: Tóm tắt tác phẩm tự sự
Tiết 3-4: Kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm
Tiết 5-6: Sử dụng lập luận trong văn bản tự sự
Tiết1-2: TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ
*Nội dung này được triển khai trong 2 tiết, bao gồm các phần:
-Phần 1: Xác định mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự
-Phần 2: Cách thức tóm tắt văn bản tự sự - Minh hoạ
-Phần 3: Thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
Phần I: Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự:
-Giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của tác phẩm tự sự.
Phần II: Cách thức tóm tắt văn bản tự sự:
1- Khái niệm:
-Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của một tác phẩm nào đó.
-Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm được tóm tắt.
2- Cách thức tóm tắt tác phẩm tự sự:
2a- Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
2b- Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng.
2c- Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lý.
2d- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình..
3-Những điều cần lưu ý:
a- Khi nói đến tác phẩm tự sự, cần phải để ý đến: Cốt truyện – Nhân vật – Chi tiết - Sự kiện tiêu biểu
b- Khi tóm tắt tác phẩm tự sự, người ta thường tước bỏ những chi tiết – nhân vật – các yếu tố không quan trọng, chỉ để lại những sự việc và nhân vật chính của tác phẩm; đặc biệt phải đảm bảo các yêu cầu:
- Bảo đảm tính khách quan, không thêm các chi tiết không có trong tác phẩm, không chen vào bài các ý khen chê của cá nhân người tóm tắt.
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh: bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện
- Bảo đảm tính cân đối: số dòng tóm tắt các sự việc chính, các nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu... cần cân đối phù hợp.
4- Dàn ý chung:
1- Mở đầu
2-Thắt nút
3-Phát triển
4- Mở nút
5- Kết thúc
Giới thiệu nhân vật... hoàn cảnh
Bắt đầu mấu chốt xung đột, mâu thuẩn...
Diễn biến của các sự việc, mâu thuẩn...
Đỉnh điểm của cuộc xung đột, mâu thuẩn...
Kết quả cuối cùng
-Phần này không thể lược bớt sự việc mà chỉ có thể viết gọn lại
-Phần này không thể lược bớt sự việc mà chỉ có thể viết gọn lại
-Phần này có thể lược bớt sự việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: 29,97KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)