Uong nuoc nho nguon
Chia sẻ bởi Lê Tấn Hoàng Long |
Ngày 14/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: uong nuoc nho nguon thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ. - Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả. - Lập luận chứng minh ở đây: + Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh. + Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ. + Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước. b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm. Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó. c. Những biểu hiện: - Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên. + Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch. + Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương. + Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh. - Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa. + Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất. + Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay. + Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên. - Những ngày: + Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay. + Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô. + Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay. Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc. d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người. + Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. - Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt. - Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa" =================Bài tham khảo=============== Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài,
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Tấn Hoàng Long
Dung lượng: 32,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)