Unit 5
Chia sẻ bởi Bùi Thị Hạnh |
Ngày 06/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: unit 5 thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
BÀI 2: HƯỚNG DẪN VÀ TƯ VẤN
Nội dung:
1. Định nghĩa:
2. Các lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn
3. Các hình thức hướng dẫn, tư vấn
4. GV trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hãy kể bốn hoạt động bạn đã thực hiện trong bộ môn của bạn trong vòng một năm qua mang tính chất của:
a) Hoạt động hướng dẫn
b) Hoạt động tư vấn
2. Từ bảng liệt kê đó, hãy chỉ rõ những điểm nào phân biệt mỗi hoạt động với tư cách hướng dẫn hoặc với tư cách tư vấn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hãy viết lại một cách cụ thể:
a/ 3 khó khăn mà bạn đã gặp khi mới ra trường, bắt đầu công tác dạy học và giáo dục học sinh:
b/ Bạn đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào ?
2. Trao đổi với bạn trong nhóm về nội dung đã thực hiện (nội dung 1) và đưa ra nhận xét : có mối quan hệ nào giữa những khó khăn mà bạn đã trải qua với khái niệm hướng dẫn, tư vấn mà bạn đang nghiên cứu không ?
1. Định nghĩa:
Hướng dẫn:
Là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/ giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu phải thực hiện.
Định nghĩa
Tư vấn:
Là một quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến thân chủ (người được tư vấn) nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết khác nhau, trên cơ sở đó người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải quyết tình huống phù hợp nhất với bản thân nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ đặt ra.
Quan hệ giữa hướng dẫn và tư vấn
Giống nhau:
Cung cấp thông tin cho người được hướng dẫn/ tư vấn.
Giúp thân chủ giải quyết được những vấn đề của mình.
Khác nhau:
Hướng dẫn:
Chỉ ra cách làm cụ thể
Người được hướng dẫn hoàn toàn tuân theo để đi đến kết quả.
Tư vấn:
Đưa ra gợi ý, định hướng, phương án.
Người được tư vấn tự đưa ra phương án giải quyết. (Không bắt buộc phải tuân theo nhà tư vấn)
2. Các lĩnh vực hướng dẫn và tư vấn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Những nội dung dưới đây, nội dung nào cho thấy vai trò của hướng dẫn và tư vấn đối với học sinh? Đặt tên cho các lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn với những đáp án đúng sau khi sắp xếp theo nhóm. (Ví dụ: hướng dẫn, tư vấn về học tập cho học sinh)
1. Giúp học sinh kém từ đó giảm số HS lưu ban, bỏ học
2. Giúp học sinh trung bình để duy trì sự ổn định và tiến tới cải thiện kết quả học tập
3. Giúp học sinh khá để nâng cao sự tiến bộ từ mức này sang mức khác
4. Gắn kết mọi người lại với nhau
5. Hạn chế nảy sinh sự xích mích và bất ổn của học sinh
6. Giúp học sinh giải quyết được những vấn đề nhạy cảm
Thảo luận:
1. Bạn đã từng được các giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn, tư vấn cho mình những vấn đề gì liên quan đến nghề nghiệp?
2. Bạn đã từng hướng dẫn, tư vấn gì cho học sinh của bạn?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy liệt kê những yếu tố mà bạn cho rằng có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh và các mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đối với hoạt động học tập của học sinh.
Rất ảnh hưởng/ Ảnh hưởng/ Bình thường/ Không ảnh hưởng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Hãy trình bày các phương pháp giúp bạn phát hiện những khó khăn của học sinh trong:
a) Môn học do bạn dạy.
b) Môn học do một giáo viên khác dạy.
2. Sau khi chấm bài kiểm tra bạn giao cho học sinh, bạn phát hiện ra rằng không có học sinh nào đạt điểm yêu cầu.
a) Phản ứng tức thời của bạn thường là thế nào?
b) Bạn sẽ làm gì để tìm ra đâu là nguyên nhân của những bài làm yếu kém đó?
Trong trường THCS cần hướng dẫn tư vấn những vấn đề gì?
1. Hướng dẫn/ tư vấn về giáo dục
Giúp học sinh kém nhằm khắc phục hiện tượng lưu ban, bỏ học
Giúp học sinh trung bình để duy trì và cải thiện lực học của bản thân
Giúp học sinh khá để nâng cao sự tiến bộ của họ
2. Hướng dẫn/ tư vấn về nghề nghiệp:
Cho đồng nghiệp: trong dạy học và giáo dục
Cho học sinh: Hướng nghiệp
3. Hướng dẫn/ tư vấn ứng xử cá nhân và cộng đồng:
Giúp mỗi người hiểu được bản thân mình
Có kỹ năng sống chung với người khác
Hiểu được các cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực
=> Trong trường THCS rất cần sự hướng dẫn/tư vấn
Các lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn
- Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh
- Hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp
Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh
* Về học tập:
Trong quá trình lĩnh hội kiến thức
Trong khi thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao cho (làm bài tập, làm đồ dùng học tập…)
* Về giáo dục:
Giúp học sinh thích ứng với các hoạt động giáo dục của trường THCS
Giúp học sinh lựa chọn môn học, lập kế hoạch học tập cùng các hoạt động khác ở trường THCS
* Về ứng xử xã hội:
Giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc riêng tư có quan hệ đến những nhu cầu cá nhân, quan hệ với người khác…
Hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp
* Phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh:
Trong khi giảng bài (Sử dụng câu hỏi, phản ứng của lớp học)
Sau khi giảng bài (Phân tích bài làm theo đề mục, phóng vẫn theo nhóm, phân tích theo nhóm, phân tích các băng ghi hình/ tiếng)
2. Giúp học sinh học tập, sinh hoạt:
Quan sát cá nhân
Những nguyện vọng của học sinh
Hồ sơ học sinh
3. Giúp đồng nghiệp hoàn thiện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và các quan hệ ứng xử:
Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
Ứng xử xã hội
3. Các hình thức hướng dẫn, tư vấn
* Hướng dẫn, tư vấn trực tiếp: Mặt đối mặt
* Hướng dẫn, tư vấn gián tiếp: Thông qua phương tiện (Điện thoại, thư từ…)
* Hướng dẫn cộng đồng:
Đối với giáo viên: Sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên đề…
Đối với học sinh:
Nói chuyện về truyền thống trường
Học nội quy nhà trường
Giao lưu khóa cũ, khóa mới…
* Hướng dẫn, tư vấn cá nhân: Giữa 2 người với nhau
4. Giáo viên trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn
*Yêu cầu đối với người giáo viên trong vai trò hướng dẫn, tư vấn:
Nắm vững về lĩnh vực cần tư vấn
Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp/ học sinh
Biết lắng nghe, chia sẻ thân thiện thương yêu con người
Kiên trì, khách quan
Chân thật, tế nhị, khéo léo
Công bằng, không vụ lợi
Khoan dung, độ lượng
* Nguyên tắc xử thế của giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn:
Tin tưởng
Tôn trọng
Kiên nhẫn
Tự nguyện
Khách quan
Những giới hạn của giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn
Giáo viên trường THCS không phải là người đã hiểu biết sâu sắc tất cả các lĩnh vực . Vì vậy, người giáo viên cần biết giới hạn của mình trong hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh.
- Nếu giới hạn của bạn là hướng dẫn, tư vấn về chuyên môn (cho đồng nghiệp) và học tập (cho học sinh) thì hãy dừng lại ở phạm vi đó, đừng lan man sang lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn khác mà bạn không am hiểu.
Hết bài 2
Bài 3: Chăm sóc tâm lý
1. Chăm sóc tâm lý là gì?
Chăm sóc tâm lý là sự quan tâm, tác động có chủ định của chủ thể đến đối tượng nhằm giúp đối tượng vượt qua những rào cản về tâm lý trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các hoạt động ở một lĩnh vực nào đó để tạo ra sự phát triển bền vững cho đối tượng.
Tại sao người giáo viên cần đóng vai trò là người chăm sóc tâm lý?
- 75 – 90% các chứng bệnh thuộc về thể chất có nguồn gốc từ tinh thần, tâm lý của con người
- Con người luôn phải đối mặt với những tình huống phức tạp, phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn chán, thất vọng, tức giận, đau khổ…
=> Giáo viên cần biết chăm sóc tâm lý cho chính mình, cho đồng nghiệp và cho học sinh để có thể phát triển nghề nghiệp một cách tốt nhất
Trong vai trò chăm sóc tâm lý người giáo viên cần làm cho học sinh/ đồng nghiệp cảm thấy:
- An toàn
- Được yêu thương
- Được hiểu, thông cảm
- Được tôn trọng
2. Phương pháp giúp giáo viên thực hiện vai trò người chăm sóc tâm lý
* Lắng nghe tích cực:
Phản hồi
Xác nhận cảm xúc
Khích lệ
Cùng tìm ra giải pháp
Rào cản lắng nghe tích cực
- Không chú ý, xao nhãng, mất tập trung, làm mất hứng thú của người nói;
- Phán xét, chỉ trích, trách mắng học sinh/ đồng nghiệp;
- Đổ lỗi cho học sinh/ đồng nghiệp mà không xem xét rõ vấn đề;
- Hạ thấp, xem thường học sinh/ đồng nghiệp;
- Ngắt lời khi học sinh/ đồng nghiệp đang nói;
- Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức;
- Đồng tình kiểu thương hại;
- Ra lệnh, đe dọa
Khích lệ, nâng cao lòng tự trọng tự tin cho học sinh/ đồng nghiệp
*Nguyên tắc:
Việc có thật và cụ thể
Cụ thể và gọi tên một phẩm chất tốt
Chân thành
Luôn để lại cảm xúc tích cực
Ngay lập tức
*Một số kỹ năng khích lệ:
Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm, chấp nhận
Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh/ đồng nghiệp
Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhân tình huống theo cách khác
Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của học sinh/ đồng nghiệp
3. Giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực
* Căng thẳng (stress) là gì?
Căng thẳng = Áp lực cuộc sống
Nội lực của bản thân
* Giảm bớt sự căng thẳng bằng cách nào?
Làm thay đổi nhận thức
Tìm sự hỗ trợ từ môi trường bên ngoài (Tiền bạc, nhà ở, lời khuyên, thông tin…)
Tăng cường sự bản lĩnh và kiểm soát cảm xúc (suy nghĩ tích cực, cần thiết, hướng thượng)
Thư giãn
Bảy bước chuyển phản ứng tiêu cực thành tích cực
• Bước 1: Chú ý tới những điều bạn nói và cách bạn phản ứng với người khác. Kiểm tra và thay đổi chính bạn chứ không phải ai khác.
• Bước 2: Nếu bạn đang có ý nghĩ chỉ trích và phản ứng lại người khác, hãy thay thế ngay bằng những ý nghĩ , phản ứng tích cực, hữu ích.
• Bước 3: Bất cứ khi nào có ý nghĩ tiêu cực về chính mình, về người khác hay về hoàn cảnh, bạn hãy tập trung nhìn vào những khía cạnh tích cực, ưu điểm của mình, của người khác hay của hoàn cảnh
• Bước 4: Khi đối mặt với những thử thách, hãy chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi và tập trung vào việc tìm kiếm những giải pháp có lợi và hiệu quả..
• Bước 5: Ghi lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt như vậy.
• Bước 6: Xác định rằng những sức mạnh khả năng cùng với mục tiêu của cuộc đời bạn là thực tế, không quan tâm tới những gì làm bạn nản lòng; sẽ không có tác động nào có thể ảnh hưởng đến bạn trên con đường tự khẳng định hạnh phúc sẵn có trong bạn.
• Bước 7: Ghi nhớ rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn cũng hoàn toàn tự do lựa chọn thái độ của mình và thái độ này sẽ quyết định cách bạn xử lý tình huống như thế nào.
Tập thở để giảm stress
Bài tập 1:
- Đặt tay lên bụng và hít vào thật sâu. Khi bạn hít vào như vậy thì bụng bạn sẽ đầy khí và căng lên.
- Khi thở ra, bụng bạn sẽ co lại, ép vào trong.
- Đây là phương pháp thở đúng nhất. Nếu bạn hít thở vào mà bụng bạn co lại và ngực bạn chứa đầy khí là bạn thở nông, điều đó sẽ khiến cổ, vai bị mỏi và đau đầu.
Bài tập 2:
- Hít vào thật sâu. Khi bạn hít vào, hãy hình dung mình đang hít thở trong sự bình an và thư giãn dưới ánh sáng vàng dịu nhẹ. Cảm nhận các cơ bắp dần dần được thả lỏng.
- Khi bạn thở ra, hãy thở thật dài. Hãy nghĩ rằng bạn đang xua tan đi mọi căng thẳng trong cơ thể và tâm trí.
- Bất cứ khi nào bạn lâm vào tình trạng stress, thực hành ngay cách thở như trên.
Bài tập kiểm soát cảm xúc bản thân
Bài tập 1:
- Viết ra giấy tất cả những điều khiến bạn có cảm giác bị stress
- Chia chúng làm hai cột. Một cột là những điều bạn có thể kiểm soát được và một cột là những điều bạn không thể kiểm soát được
- Với những gì không kiểm soát được, bạn hãy học cách chấp nhận chúng và gạt chúng ra khỏi tâm trí.
- Với những gì bạn có thể kiểm soát, hãy tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào đó. Bạn sẽ thấy dễ chịu, tự tin hơn.
Bài tập 2:
Thường thì căng thẳng bắt đầu từ những việc nhỏ, rồi chúng lớn dần theo thời gian và cuối cùng khiến cho chúng ta thấy nặng nề và bị stress. Một cách để vượt qua chuyện đó là thực hành buông trôi chúng theo những bước sau:
- Khi gặp một hoàn cảnh hay một vấn đề nào đó, hãy nghĩ rằng” Tôi có thể học được điều gì từ nó?”. Hoặc khi bạn cảm thấy mình có lỗi trong một tình huống nào đó, hãy tự hỏi “ Làm thế nào để giải quyết nó được tốt hơn trong tương lai?”
- Tự nhủ mình, hãy để cho tình huống đó qua đi: “ Tôi đã học hỏi được từ nó rồi, bây giờ thì tôi cho nó ra khỏi tâm trí, rồi tôi cảm thấy nhẹ nhõm”
Chúc các bạn bình an, hạnh phúc trong gia đình và thành công trong sự nghiệp!
Nội dung:
1. Định nghĩa:
2. Các lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn
3. Các hình thức hướng dẫn, tư vấn
4. GV trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hãy kể bốn hoạt động bạn đã thực hiện trong bộ môn của bạn trong vòng một năm qua mang tính chất của:
a) Hoạt động hướng dẫn
b) Hoạt động tư vấn
2. Từ bảng liệt kê đó, hãy chỉ rõ những điểm nào phân biệt mỗi hoạt động với tư cách hướng dẫn hoặc với tư cách tư vấn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hãy viết lại một cách cụ thể:
a/ 3 khó khăn mà bạn đã gặp khi mới ra trường, bắt đầu công tác dạy học và giáo dục học sinh:
b/ Bạn đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào ?
2. Trao đổi với bạn trong nhóm về nội dung đã thực hiện (nội dung 1) và đưa ra nhận xét : có mối quan hệ nào giữa những khó khăn mà bạn đã trải qua với khái niệm hướng dẫn, tư vấn mà bạn đang nghiên cứu không ?
1. Định nghĩa:
Hướng dẫn:
Là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/ giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu phải thực hiện.
Định nghĩa
Tư vấn:
Là một quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến thân chủ (người được tư vấn) nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết khác nhau, trên cơ sở đó người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải quyết tình huống phù hợp nhất với bản thân nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ đặt ra.
Quan hệ giữa hướng dẫn và tư vấn
Giống nhau:
Cung cấp thông tin cho người được hướng dẫn/ tư vấn.
Giúp thân chủ giải quyết được những vấn đề của mình.
Khác nhau:
Hướng dẫn:
Chỉ ra cách làm cụ thể
Người được hướng dẫn hoàn toàn tuân theo để đi đến kết quả.
Tư vấn:
Đưa ra gợi ý, định hướng, phương án.
Người được tư vấn tự đưa ra phương án giải quyết. (Không bắt buộc phải tuân theo nhà tư vấn)
2. Các lĩnh vực hướng dẫn và tư vấn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Những nội dung dưới đây, nội dung nào cho thấy vai trò của hướng dẫn và tư vấn đối với học sinh? Đặt tên cho các lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn với những đáp án đúng sau khi sắp xếp theo nhóm. (Ví dụ: hướng dẫn, tư vấn về học tập cho học sinh)
1. Giúp học sinh kém từ đó giảm số HS lưu ban, bỏ học
2. Giúp học sinh trung bình để duy trì sự ổn định và tiến tới cải thiện kết quả học tập
3. Giúp học sinh khá để nâng cao sự tiến bộ từ mức này sang mức khác
4. Gắn kết mọi người lại với nhau
5. Hạn chế nảy sinh sự xích mích và bất ổn của học sinh
6. Giúp học sinh giải quyết được những vấn đề nhạy cảm
Thảo luận:
1. Bạn đã từng được các giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn, tư vấn cho mình những vấn đề gì liên quan đến nghề nghiệp?
2. Bạn đã từng hướng dẫn, tư vấn gì cho học sinh của bạn?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy liệt kê những yếu tố mà bạn cho rằng có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh và các mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đối với hoạt động học tập của học sinh.
Rất ảnh hưởng/ Ảnh hưởng/ Bình thường/ Không ảnh hưởng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Hãy trình bày các phương pháp giúp bạn phát hiện những khó khăn của học sinh trong:
a) Môn học do bạn dạy.
b) Môn học do một giáo viên khác dạy.
2. Sau khi chấm bài kiểm tra bạn giao cho học sinh, bạn phát hiện ra rằng không có học sinh nào đạt điểm yêu cầu.
a) Phản ứng tức thời của bạn thường là thế nào?
b) Bạn sẽ làm gì để tìm ra đâu là nguyên nhân của những bài làm yếu kém đó?
Trong trường THCS cần hướng dẫn tư vấn những vấn đề gì?
1. Hướng dẫn/ tư vấn về giáo dục
Giúp học sinh kém nhằm khắc phục hiện tượng lưu ban, bỏ học
Giúp học sinh trung bình để duy trì và cải thiện lực học của bản thân
Giúp học sinh khá để nâng cao sự tiến bộ của họ
2. Hướng dẫn/ tư vấn về nghề nghiệp:
Cho đồng nghiệp: trong dạy học và giáo dục
Cho học sinh: Hướng nghiệp
3. Hướng dẫn/ tư vấn ứng xử cá nhân và cộng đồng:
Giúp mỗi người hiểu được bản thân mình
Có kỹ năng sống chung với người khác
Hiểu được các cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực
=> Trong trường THCS rất cần sự hướng dẫn/tư vấn
Các lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn
- Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh
- Hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp
Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh
* Về học tập:
Trong quá trình lĩnh hội kiến thức
Trong khi thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao cho (làm bài tập, làm đồ dùng học tập…)
* Về giáo dục:
Giúp học sinh thích ứng với các hoạt động giáo dục của trường THCS
Giúp học sinh lựa chọn môn học, lập kế hoạch học tập cùng các hoạt động khác ở trường THCS
* Về ứng xử xã hội:
Giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc riêng tư có quan hệ đến những nhu cầu cá nhân, quan hệ với người khác…
Hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp
* Phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh:
Trong khi giảng bài (Sử dụng câu hỏi, phản ứng của lớp học)
Sau khi giảng bài (Phân tích bài làm theo đề mục, phóng vẫn theo nhóm, phân tích theo nhóm, phân tích các băng ghi hình/ tiếng)
2. Giúp học sinh học tập, sinh hoạt:
Quan sát cá nhân
Những nguyện vọng của học sinh
Hồ sơ học sinh
3. Giúp đồng nghiệp hoàn thiện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và các quan hệ ứng xử:
Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
Ứng xử xã hội
3. Các hình thức hướng dẫn, tư vấn
* Hướng dẫn, tư vấn trực tiếp: Mặt đối mặt
* Hướng dẫn, tư vấn gián tiếp: Thông qua phương tiện (Điện thoại, thư từ…)
* Hướng dẫn cộng đồng:
Đối với giáo viên: Sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên đề…
Đối với học sinh:
Nói chuyện về truyền thống trường
Học nội quy nhà trường
Giao lưu khóa cũ, khóa mới…
* Hướng dẫn, tư vấn cá nhân: Giữa 2 người với nhau
4. Giáo viên trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn
*Yêu cầu đối với người giáo viên trong vai trò hướng dẫn, tư vấn:
Nắm vững về lĩnh vực cần tư vấn
Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp/ học sinh
Biết lắng nghe, chia sẻ thân thiện thương yêu con người
Kiên trì, khách quan
Chân thật, tế nhị, khéo léo
Công bằng, không vụ lợi
Khoan dung, độ lượng
* Nguyên tắc xử thế của giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn:
Tin tưởng
Tôn trọng
Kiên nhẫn
Tự nguyện
Khách quan
Những giới hạn của giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn
Giáo viên trường THCS không phải là người đã hiểu biết sâu sắc tất cả các lĩnh vực . Vì vậy, người giáo viên cần biết giới hạn của mình trong hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh.
- Nếu giới hạn của bạn là hướng dẫn, tư vấn về chuyên môn (cho đồng nghiệp) và học tập (cho học sinh) thì hãy dừng lại ở phạm vi đó, đừng lan man sang lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn khác mà bạn không am hiểu.
Hết bài 2
Bài 3: Chăm sóc tâm lý
1. Chăm sóc tâm lý là gì?
Chăm sóc tâm lý là sự quan tâm, tác động có chủ định của chủ thể đến đối tượng nhằm giúp đối tượng vượt qua những rào cản về tâm lý trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các hoạt động ở một lĩnh vực nào đó để tạo ra sự phát triển bền vững cho đối tượng.
Tại sao người giáo viên cần đóng vai trò là người chăm sóc tâm lý?
- 75 – 90% các chứng bệnh thuộc về thể chất có nguồn gốc từ tinh thần, tâm lý của con người
- Con người luôn phải đối mặt với những tình huống phức tạp, phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn chán, thất vọng, tức giận, đau khổ…
=> Giáo viên cần biết chăm sóc tâm lý cho chính mình, cho đồng nghiệp và cho học sinh để có thể phát triển nghề nghiệp một cách tốt nhất
Trong vai trò chăm sóc tâm lý người giáo viên cần làm cho học sinh/ đồng nghiệp cảm thấy:
- An toàn
- Được yêu thương
- Được hiểu, thông cảm
- Được tôn trọng
2. Phương pháp giúp giáo viên thực hiện vai trò người chăm sóc tâm lý
* Lắng nghe tích cực:
Phản hồi
Xác nhận cảm xúc
Khích lệ
Cùng tìm ra giải pháp
Rào cản lắng nghe tích cực
- Không chú ý, xao nhãng, mất tập trung, làm mất hứng thú của người nói;
- Phán xét, chỉ trích, trách mắng học sinh/ đồng nghiệp;
- Đổ lỗi cho học sinh/ đồng nghiệp mà không xem xét rõ vấn đề;
- Hạ thấp, xem thường học sinh/ đồng nghiệp;
- Ngắt lời khi học sinh/ đồng nghiệp đang nói;
- Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức;
- Đồng tình kiểu thương hại;
- Ra lệnh, đe dọa
Khích lệ, nâng cao lòng tự trọng tự tin cho học sinh/ đồng nghiệp
*Nguyên tắc:
Việc có thật và cụ thể
Cụ thể và gọi tên một phẩm chất tốt
Chân thành
Luôn để lại cảm xúc tích cực
Ngay lập tức
*Một số kỹ năng khích lệ:
Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm, chấp nhận
Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh/ đồng nghiệp
Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhân tình huống theo cách khác
Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của học sinh/ đồng nghiệp
3. Giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực
* Căng thẳng (stress) là gì?
Căng thẳng = Áp lực cuộc sống
Nội lực của bản thân
* Giảm bớt sự căng thẳng bằng cách nào?
Làm thay đổi nhận thức
Tìm sự hỗ trợ từ môi trường bên ngoài (Tiền bạc, nhà ở, lời khuyên, thông tin…)
Tăng cường sự bản lĩnh và kiểm soát cảm xúc (suy nghĩ tích cực, cần thiết, hướng thượng)
Thư giãn
Bảy bước chuyển phản ứng tiêu cực thành tích cực
• Bước 1: Chú ý tới những điều bạn nói và cách bạn phản ứng với người khác. Kiểm tra và thay đổi chính bạn chứ không phải ai khác.
• Bước 2: Nếu bạn đang có ý nghĩ chỉ trích và phản ứng lại người khác, hãy thay thế ngay bằng những ý nghĩ , phản ứng tích cực, hữu ích.
• Bước 3: Bất cứ khi nào có ý nghĩ tiêu cực về chính mình, về người khác hay về hoàn cảnh, bạn hãy tập trung nhìn vào những khía cạnh tích cực, ưu điểm của mình, của người khác hay của hoàn cảnh
• Bước 4: Khi đối mặt với những thử thách, hãy chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi và tập trung vào việc tìm kiếm những giải pháp có lợi và hiệu quả..
• Bước 5: Ghi lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt như vậy.
• Bước 6: Xác định rằng những sức mạnh khả năng cùng với mục tiêu của cuộc đời bạn là thực tế, không quan tâm tới những gì làm bạn nản lòng; sẽ không có tác động nào có thể ảnh hưởng đến bạn trên con đường tự khẳng định hạnh phúc sẵn có trong bạn.
• Bước 7: Ghi nhớ rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn cũng hoàn toàn tự do lựa chọn thái độ của mình và thái độ này sẽ quyết định cách bạn xử lý tình huống như thế nào.
Tập thở để giảm stress
Bài tập 1:
- Đặt tay lên bụng và hít vào thật sâu. Khi bạn hít vào như vậy thì bụng bạn sẽ đầy khí và căng lên.
- Khi thở ra, bụng bạn sẽ co lại, ép vào trong.
- Đây là phương pháp thở đúng nhất. Nếu bạn hít thở vào mà bụng bạn co lại và ngực bạn chứa đầy khí là bạn thở nông, điều đó sẽ khiến cổ, vai bị mỏi và đau đầu.
Bài tập 2:
- Hít vào thật sâu. Khi bạn hít vào, hãy hình dung mình đang hít thở trong sự bình an và thư giãn dưới ánh sáng vàng dịu nhẹ. Cảm nhận các cơ bắp dần dần được thả lỏng.
- Khi bạn thở ra, hãy thở thật dài. Hãy nghĩ rằng bạn đang xua tan đi mọi căng thẳng trong cơ thể và tâm trí.
- Bất cứ khi nào bạn lâm vào tình trạng stress, thực hành ngay cách thở như trên.
Bài tập kiểm soát cảm xúc bản thân
Bài tập 1:
- Viết ra giấy tất cả những điều khiến bạn có cảm giác bị stress
- Chia chúng làm hai cột. Một cột là những điều bạn có thể kiểm soát được và một cột là những điều bạn không thể kiểm soát được
- Với những gì không kiểm soát được, bạn hãy học cách chấp nhận chúng và gạt chúng ra khỏi tâm trí.
- Với những gì bạn có thể kiểm soát, hãy tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào đó. Bạn sẽ thấy dễ chịu, tự tin hơn.
Bài tập 2:
Thường thì căng thẳng bắt đầu từ những việc nhỏ, rồi chúng lớn dần theo thời gian và cuối cùng khiến cho chúng ta thấy nặng nề và bị stress. Một cách để vượt qua chuyện đó là thực hành buông trôi chúng theo những bước sau:
- Khi gặp một hoàn cảnh hay một vấn đề nào đó, hãy nghĩ rằng” Tôi có thể học được điều gì từ nó?”. Hoặc khi bạn cảm thấy mình có lỗi trong một tình huống nào đó, hãy tự hỏi “ Làm thế nào để giải quyết nó được tốt hơn trong tương lai?”
- Tự nhủ mình, hãy để cho tình huống đó qua đi: “ Tôi đã học hỏi được từ nó rồi, bây giờ thì tôi cho nó ra khỏi tâm trí, rồi tôi cảm thấy nhẹ nhõm”
Chúc các bạn bình an, hạnh phúc trong gia đình và thành công trong sự nghiệp!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)