Tieng anh 6 sach moi

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn | Ngày 10/10/2018 | 263

Chia sẻ tài liệu: tieng anh 6 sach moi thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:

Thì hiện tại đơnphần 1: Động từ chỉ hành động

Thì hiện tại đơn thường được dùng để diễn tả
Một thói quen, một sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần
Một chân lý hay một sự thật hiển nhiên
Thói quen, hay sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần ví dụ như việc ăn sáng trước lúc đi học, học bài vào buổi tối, đọc sách trước khi đi ngủ hay đi xem phim vào cuối tuần. Trong khi đó chân lý thường là một điều đúng mà ai cũng công nhận, hay một kiến thức khoa học.
Ví dụ 1: I usually watch TV after dinner. Tôi thường xem ti vi sau bữa tối, hành động này là thói quen, hầu như ngày nào cũng vậy của người nói.
Ví dụ 2: The Earth goes round The Sun. Trái Đất quay quanh mặt trời, đây là một sự thật hiển nhiên trong vũ trụ, là một kiến thức khoa học mà ngày nay ai cũng biết nên ta diễn tả bằng thì hiện tại đơn.

Cấu trúc
Cấu trúc thì hiện tại đơn ta xét ở ba dạng là khẳng định, phủ định và câu hỏi.
*) Với các động từ chỉ hành động (verb, viết tắt là chữ “V”)
a. Thể khẳng định (+)
S + V / V(s/es)
Động từ phía sau sẽ được chia (thêm bớt thêm một số từ hay giữ nguyên) phụ thuộc vào chủ ngữ ở đầu câu, cụ thể:
Chủ ngữ là I, you, we, they hay danh từ số nhiều, động từ giữ nguyên như dạng ban đầu của chúng.
Ví dụ 1: I go to school, do chủ ngữ là “I”, nên động từ “go” (đi) ta vẫn giữ nguyên là “go”.
Ví dụ 2: We eat lunch at 11.30, chủ ngữ là “we”, nên động từ “eat” (ăn) ta vẫn giữ nguyên là “eat”.

Chủ ngữ là he, she, it, danh từ số ít, danh từ không đếm được ta sẽ chia động từ, nghĩa là ta thêm “s” hay “es” vào sau động từ đó.
Ví dụ 1: he goes to supermarket. Do chủ ngữ là “he” nên ta sẽ thêm “es” vào sau động từ “go” thành “goes”.
Ví dụ 2: It plays football. Cũng vậy, chủ ngữ là “it”, nên ta sẽ thêm “s” vào sau động từ “play” (chơi) thành “plays”.




Khi nào thêm “s”, khi nào thêm “es” ?
1. Với các động từ kết thúc bởi “s”, “x”, “o”, “ch”, “sh” ta sẽ thêm “es”. Ví dụ: go → goes, do → does, fix → fixes, kiss → kisses, watch → watches, wash → washes …

2. Các động từ kết thúc bởi các chữ cái còn lại, ta chỉ thêm “s”.Ví dụ: play → plays, listen → listens, drive → drives …

Một số quy tắc khác
3. Khi động từ kết thúc vởi “y” mà trước nó là một “phụ âm”, ta sẽ chuyển “y” thành “i” rồi thêm “es”.
Ví dụ: fly → flies, trong động từ fly trước y là phụ âm l, nên ta đổi y thành i và rồi thêm es. Tương tự ta có study → studies

4. Nếu trước “y” là một nguyên âm, ta dùng quy tắc thêm “s”.
Ví dụ: play → plays, enjoy → enjoys. Do “a” và “o” là nguyên âm nên ta thêm “s” vào sau “y”.

5. Với từ “have”, ta không chia theo quy tắc nào mà cần nhớ cách biến đổi của chúng. Cụ thể have → has .



+) Thể phủ định
Đặc trưng của thể phủ định là từ “not”. Ta có cấu trúc câu phủ định như sau:
S + do not / does not + V.
Trong đó “do not” thường được viết tắt là “don’t”, “does not” thường được viết tắt là doesn’t. Lưu ý does chính là dạng chia động từ của do, do đó:
Với chủ ngữ là I, you, we, they, số nhiều ta sẽ dùng don’t. Trong khi chủ ngữ là he, she, it, số ít ta sẽ dùng doesn’t.
Ví dụ 1: I don’t get up late
Ví dụ 2: He doesn’t go to school today.

+) Câu hỏi
Từ hỏi + do / does + S + V ?
Do và doestrong cấu trúc trên được gọi là trợ động từ, nghĩa là những từ đi kèm với động từ để tạo thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn
Dung lượng: 24,56KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)