Unit 1. Greetings
Chia sẻ bởi lê khánh linh |
Ngày 06/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Unit 1. Greetings thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
Chào mừng cô và các bạn đã đến với bài thuyết trình của nhóm chúng tôi
Những thành tựu của Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH
Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh:
-Giai đoạn 1986 - 1990: Giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng:
+ GDP tăng 4,4%/năm
+ Công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm
+ Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới.
- Giai đoạn 1991-2005: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái, giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ,Sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu
+ GDP tăng bình quân 7,5%/năm
+ Công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%
+ GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD)
+ Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;…
Giai đoạn 2006 - 2010 :
-GDP bình quân 5 năm đạt 7%
-Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao (Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD )
-Từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp)
=> Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá
sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao
Thành tựu II:Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005.
Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng,không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
Thành tựu III:Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế
Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân.
Thành tựu IV:Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ.
Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng:
- Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ,…...
- Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Thành tựu V:Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt
Giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân
GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục ở những năm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168 USD/người/năm
Lĩnh vực lao động và việc làm,trung bình mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 – 1,5 triệu người lao động có công ăn việc làm
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng
Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học
Thành tựu VI: Thành tựu về khoa học công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận
Tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản xuất vắc-xin phòng dịch,... và bước đầu có một số sáng tạo về công nghệ tin học.
Tổng kết
Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định.
Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Những thành tựu của Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH
Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh:
-Giai đoạn 1986 - 1990: Giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng:
+ GDP tăng 4,4%/năm
+ Công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm
+ Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới.
- Giai đoạn 1991-2005: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái, giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ,Sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu
+ GDP tăng bình quân 7,5%/năm
+ Công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%
+ GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD)
+ Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;…
Giai đoạn 2006 - 2010 :
-GDP bình quân 5 năm đạt 7%
-Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao (Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD )
-Từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp)
=> Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá
sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao
Thành tựu II:Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005.
Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng,không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
Thành tựu III:Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế
Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân.
Thành tựu IV:Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ.
Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng:
- Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ,…...
- Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Thành tựu V:Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt
Giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân
GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục ở những năm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168 USD/người/năm
Lĩnh vực lao động và việc làm,trung bình mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 – 1,5 triệu người lao động có công ăn việc làm
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng
Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học
Thành tựu VI: Thành tựu về khoa học công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận
Tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản xuất vắc-xin phòng dịch,... và bước đầu có một số sáng tạo về công nghệ tin học.
Tổng kết
Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định.
Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê khánh linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)