Ứng dụng GSP

Chia sẻ bởi Phạm Tiến Tạo | Ngày 14/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Ứng dụng GSP thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1-Cơ sở lý luận:
2-Cơ sở thực tiễn:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Giới thiệu sơ lược về phần mềm GSP.

II- Sử dụng phần mềm GSP thiết kế các hình động hỗ trợ công tác soạn giảng một số phần của chương trình Toán THCS trình chiếu trên máy chiếu đa năng:

1) Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Tiết 25-Hình 9 tập 1

2) Vị trí tương đối của hai đường tròn
Tiết 30,31-Hình 9 tập 1

3) Tìm hiểu quỹ tích cung chứa góc
Tiết 25-Hình 9 tập 1

4) Đồ thị hàm số y = ax + b (a 0)
Tiết 23 - Đại số 9 tập 1

5) Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
Tiết 25-Đại 9 tập 1

6) Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
Tiết 27 - Đại số 9 tập 1

7) Mô tả hình học tập nghiệm của hệ phương trình
Tiết 31-Đại 9 tập 1

8) Đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Tiết 49 -Đại số 9 tập 2


III - Sử dụng phần mềm GSP thiết kế hình động hỗ trợ việc hướng dẫn học sinh giải một số bài toán quỹ tích.

C. KẾT LUẬN:
D. KIẾN NGHỊ




MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM GSP
TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN THCS

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1) Cơ sở lý luận:
Sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học, đó là một yêu cầu đối với các môn học nói chung và bộ môn Toán nói riêng. Trong dạy học Toán, trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì môn Toán phải đạt tới một trình độ trừu tượng, khái quát cao hơn các môn học khác; trực quan nếu được sử dụng đúng thì góp phần không nhỏ vào việc phát triển tư duy trừu tượng.
Thực hiện chủ đề năm học của Bộ GD - ĐT về việc tăng cường "Ứng dụng CNTT trong dạy học" các nhà trường đã chú trọng đầu tư mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính xách tay, máy chiếu đa năng đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự hứng thú cho HS trong lĩnh hội tri thức, nâng cao hiệu quả các giờ dạy, bắt kịp xu thế phát triển của giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Các nhà khoa học đã nhận định: "Muốn dạy toán tốt trong thời đại hiện nay, những người dạy toán không thể không làm quen với các phần mềm toán. Chỉ khi họ hiểu sâu về tính năng và tác dụng của các phần mềm đó họ mới rút ra được phương pháp dạy toán tối ưu và chắc chắn phương pháp đó sẽ khác trước đây không ít".
2) Cơ sở thực tiễn:
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học, một trong những công việc đó là sử dụng kênh hình để tổ chức cho học sinh tìm và giải quyết vấn đề. Tuy vậy rất nhiều giáo viên thiếu quan tâm hoặc tuỳ tiện trong sử dụng hình ảnh trực quan dẫn đến một số tiết dạy đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn. Một thực tế khác ở nhiều nhà trường hiện nay đó là các nhà trường luôn cố gắng mua sắm các trang thiết bị dạy học hiện đại như máy tính xách tay, máy chiếu đa năng, ... nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, tần số sử dụng thấp; nhiều giáo viên thiếu kỷ năng trong sử dụng và soạn giảng trên máy tính.
Ngày nay, việc sử dụng phần mềm toán học với vai trò chức năng là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu mạnh có qui mô quốc tế và là một xu thế của giáo dục thế giới. Nhờ có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật mới này mà hiệu quả dạy học của các môn học được nâng cao rất nhiều. Các phần mềm toán học nổi tiếng và quen biết: Maple, Cabri, The Geometer`s Sketchpad, Geospacw,...Tuy nhiên, việc cập nhật và ứng dụng thành thạo các phần mềm đối với một số giáo viên gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin nêu một số ứng dụng của phần mềm GSP giúp giáo viên bộ môn Toán trong việc vẽ hình động; đặc biệt là nâng cao hiệu quả các tiết dạy có sử dụng máy chiếu đa năng.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I- Giới thiệu sơ lược về phần mềm GSP.

Mục đích của chương trình máy tính dựng hình động như GSP là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS đặt và kiểm chứng các giả thuyết toán. Phần mềm GSP cho phép người sử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tiến Tạo
Dung lượng: 1,02MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)