Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiếu |
Ngày 14/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, chủ trương “đổi mới phương pháp giảng dạy” đã vận động tất cả các giáo viên ở các bộ môn áp dụng.
Năm học 2012-2013 là năm học Bộ giáo dục tiếp tục triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lí. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy là việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm CNTT vào thiết kế các bài giảng phục vụ các giờ lên lớp.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi thấy việc nâng cao chất lượng học tập của các bộ môn nói chung, đặc biệt là môn Tin Học nói riêng là rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT vào các giờ học.
B. THỰC TRẠNG:
Trường Tiểu Học Số 2 Duy Nghĩa là một trường đóng trên địa bàn khó khăn vì thế trong lĩnh vực thông tin còn gặp nhiều hạn chế. Đặc biệt là các thông tin trên mạng Internet cho dù hiện nay trường chúng ta đã có máy vi tính. Có dụng cụ để phục vụ cho việc áp dụng CNTT vào dạy học một số tiết chuyên đề, thao giảng.
Việc sử dụng CNTT vào dạy học giữ một vị trí quan trọng trong nhà trường. Mặt khác trường chúng ta chưa đề ra những yêu cầu cụ thể để khuyến khích các giáo viên có điều kiện thực hiện tiết giảng dạy bằng đèn chiếu.
Một số giáo viên cho rằng sử dụng các công nghệ vào dạy học là quá khó bởi vì việc sử dụng tin học chưa thật sự thành thạo. Việc soạn giáo án sử dụng bằng đèn chiếu còn quá mới mẻ với một vài giáo viên, cho dù trường chúng ta có một số giáo viên trê, việc tiếp cận và sử dụng tin học tốt hơn so với những giáo viên đã ra trường tương đối lâu. Đồng thời phần lớn đội ngũ giáo viện ở trường chúng ta đã có chứng chỉ tin học, nhưng chưa được qua trường lớp cụ thể.
Với chuyên đề hôm nay chúng ta chỉ tập trung cơ bản vào các vấn đề liên quan đến tiết dạy học bằng đèn chiếu trong đó có sử dụng các phần mềm và phương pháp dạy học có sử dụng CNTT tại trường.
C. NỘI DUNG:
1. Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
Nếu chúng ta không ứng dụng CNTT vào dạy và học thì đây là một thiệt thòi lớn cho cả giáo viên và học sinh. Nhưng ứng dụng CNTT cần đúng lúc, đúng chỗ, có khoa học, gây hứng thú cho học sinh.
Hiện nay các trường Tiểu Học trên địa bàn huyện đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng internet và Tin Học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim, máy quét hình, và một số thiết bị khác.
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Do sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh.
Hiện nay, chủ trương “đổi mới phương pháp giảng dạy” đã vận động tất cả các giáo viên ở các bộ môn áp dụng.
Năm học 2012-2013 là năm học Bộ giáo dục tiếp tục triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lí. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy là việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm CNTT vào thiết kế các bài giảng phục vụ các giờ lên lớp.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi thấy việc nâng cao chất lượng học tập của các bộ môn nói chung, đặc biệt là môn Tin Học nói riêng là rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT vào các giờ học.
B. THỰC TRẠNG:
Trường Tiểu Học Số 2 Duy Nghĩa là một trường đóng trên địa bàn khó khăn vì thế trong lĩnh vực thông tin còn gặp nhiều hạn chế. Đặc biệt là các thông tin trên mạng Internet cho dù hiện nay trường chúng ta đã có máy vi tính. Có dụng cụ để phục vụ cho việc áp dụng CNTT vào dạy học một số tiết chuyên đề, thao giảng.
Việc sử dụng CNTT vào dạy học giữ một vị trí quan trọng trong nhà trường. Mặt khác trường chúng ta chưa đề ra những yêu cầu cụ thể để khuyến khích các giáo viên có điều kiện thực hiện tiết giảng dạy bằng đèn chiếu.
Một số giáo viên cho rằng sử dụng các công nghệ vào dạy học là quá khó bởi vì việc sử dụng tin học chưa thật sự thành thạo. Việc soạn giáo án sử dụng bằng đèn chiếu còn quá mới mẻ với một vài giáo viên, cho dù trường chúng ta có một số giáo viên trê, việc tiếp cận và sử dụng tin học tốt hơn so với những giáo viên đã ra trường tương đối lâu. Đồng thời phần lớn đội ngũ giáo viện ở trường chúng ta đã có chứng chỉ tin học, nhưng chưa được qua trường lớp cụ thể.
Với chuyên đề hôm nay chúng ta chỉ tập trung cơ bản vào các vấn đề liên quan đến tiết dạy học bằng đèn chiếu trong đó có sử dụng các phần mềm và phương pháp dạy học có sử dụng CNTT tại trường.
C. NỘI DUNG:
1. Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
Nếu chúng ta không ứng dụng CNTT vào dạy và học thì đây là một thiệt thòi lớn cho cả giáo viên và học sinh. Nhưng ứng dụng CNTT cần đúng lúc, đúng chỗ, có khoa học, gây hứng thú cho học sinh.
Hiện nay các trường Tiểu Học trên địa bàn huyện đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng internet và Tin Học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim, máy quét hình, và một số thiết bị khác.
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Do sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiếu
Dung lượng: 71,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)