Tuyen tap tai lieu on thi lop 10 THPT

Chia sẻ bởi Ngô Đức Thọ | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuyen tap tai lieu on thi lop 10 THPT thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP.
Chủ đề 1: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1. Khái niệm điện trở. Định luật Ôm
* Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
* Điện trở của dây dẫn - định luật Ôm
+ Định luật Ôm:
+ Định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây.
+ Hệ thức của định luật:

 Trong đó :

+ Công thức xác định điện trở của dây dẫn:
- Công thức: 
- Đơn vị điện trở: ( (ôm).
Các bội và ước của ôm là:
1k( (kilôôm) = 1 000( (ôm)
1M( (mêgaôm) = 1 000 000( (ôm)
1m( (miliôm) = 0,001( (ôm)
- Ý nghĩa: Điện trở R đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn.
* Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- Lý thuyết của phép đo điện trở là dựa vào định luật Ôm suy ra công thức đo điện trở là: .
- Cách mắc dụng cụ đo điện:
+ Dùng Ampe kếmắc nội tiếp với điện trở cần đo để đo cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.
+ Dùng Vôn kế mắc song song với điện trở cần đo để đo hiệu điện thế hai đầu điện trở đó.
1.2. Đoạn mạch nối tiếp và song song
* Đoạn mạch nối tiếp. (VẼ LẠI HÌNH) –THEO sgk.
+ Đoạn mạch điện có sơ đồ như hình 1.1: điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2; UAB là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, U1 là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1; U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2; I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện qua điện trở R1 , R2. Thì:
- Cường độ dòng điện trong đoạn mạch có giá trị như nhau tại mọi điểm:
IAB = I1 = I 2
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữ hai đầu mỗi điện trở thành phần:
UAB = U1 + U2
- Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần:
RAB = R1 + R2
+ Đối với mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp:
I = I1 = I2 = I3
U = U1 + U2 + U3
R = R1 + R2 + R3
* Đoạn mạch song song. (BỔ SUNG HÌNH VẼ - theo sgk)
+ Đoạn mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: điện trở R1 mắc song song với điện trở R2; UAB là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, U1 là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1; U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2. Thì:
- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các đoạn mạch rẽ: I = I1 + I 2
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch thành phần:
U = U1 = U2
- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần:
 => Rtd = 

+ Trong đoạn mạch điện gồm 3 điện trở mắc song song:
I = I1 + I2 + I3
U = U1 = U2 = U3

1.3. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn:
+ Điện trở của dây dẫn điện có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn đó: 
+ Điện trở của dây dẫn điện phụ thuộc có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn đó:

+ Điện trở của dây dẫn điện phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. Các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.
- Điện trở suất: Kí hiệu: , đọc là rô; đơn vị: (.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đức Thọ
Dung lượng: 255,84KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)