Tuyển tập đề thi vào 10 chuyên lí - Phần 4

Chia sẻ bởi Đỗ Khánh Dư | Ngày 15/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập đề thi vào 10 chuyên lí - Phần 4 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ LUYỆN TẬP 21
(Đề thi HSG tỉnh Ninh Bình năm 2007-2008)
Câu 1. (3,0 điểm) Hai dây dẫn hình trụ đồng chất khối lượng bằng nhau được làm từ cùng một loại vật liệu. Đường kính dây thứ nhất bằng 2 lần đường kính dây thứ hai. Biết dây thứ nhất có điện trở R1 = 4(. Xác định điện trở tương đương của hai dây dẫn trên khi chúng mắc song song với nhau.
Câu 2. (3,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: (hình 1)
UAB = U = 6V; R1 = 5,5(; R2 = 3(; R là một biến trở.
1. Khi R = 3,5(, tìm công suất tiêu thụ của đoạn mạch AM.
2. Với giá trị nào của biến trở R thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AM đạt giá trị lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó.
Câu 3. (5,0 điểm) Cho mạch điện như hình 2:
UAB = 18V; UCB = 12V. Biết công suất tiêu thụ trên R1 và R2 là P1 = P2 = 6W, công suất tiêu thụ trên R5 là P5 = 1,5W và tỉ số công suất tiêu thụ trên R3 và R4 là . Hãy xác định:
1. Chiều và cường độ của các dòng điện qua mỗi điện trở.
2. Công suất tiêu thụ của cả mạch.
Câu 4. (4,0 điểm)
1. Cho bốn điểm A, B, C, D, trong đó cứ hai điểm bất kì được nối với nhau bằng
một điện trở. Các điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị R. Tính điện trở tương đương giữa hai điểm bất kì trong bốn điểm trên.
2. Cho N điểm trong không gian (N  3) trong đó cứ hai điểm bất kì được nối với nhau bằng một điện trở. Các điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị R. Tính điện trở tương đương giữa hai điểm bất kì trong N điểm trên.
Câu 5. (5,0 điểm) Cho vật sáng AB có độ cao h đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự f, A nằm trên trục chính. Cho khoảng cách từ vật đến thấu kính là AO = d, với d > f.
1. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
2. Vận dụng kiến thức hình học, chứng minh các công thức  và , trong đó d’ là khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính, h’ là chiều cao của ảnh A’B’.
3. Tìm khoảng cách giữa vật và ảnh theo d và f. Từ đó tìm d (theo f) để khoảng cách giữa vật và ảnh là nhỏ nhất. Tìm giá trị nhỏ nhất đó.

ĐỀ LUYỆN TẬP 22
Câu 1:
Cho thanh kim loại cứng, đồng chất, tiết diện đều và có chiều dài AB=10cm. Treo vào đầu B một vật có khối lượng m1=3kg rồi đặt thanh AB lên điểm tựa C cố định. Thanh AB cân bằng khi điểm C cách đầu B đoạn BC=20cm. Biết dây treo không dãn và khối lượng không đáng kể.
Tìm khối lượng của thanh AB.
Giữ nguyên vật m1 ở B, treo thêm vật có khối lượng m2=11kg vào đầu A. Muốn hệ cân bằng phải di chuyển thanh AB để đầu A cách C một đoạn là bao nhiêu?
Câu 2: Đặt vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính. Sau thấu kính đặt màn hứng ảnh vuông góc với trục chính và cách vật AB là 120cm. Điều chỉnh thấu kính thì có hai vị trí của nó cho ảnh của AB rõ nét trên màn là A1B1 và A2B2. Tỉ số của hai ảnh là A1B1/A2B2=1/9
Tìm tiêu cự của thấu kính.
Tính khoảng cách giữa hai vị trí của thấu kính nói trên.
Câu 3: Cho mạch điện như hình 2, trong đó:
R1=1; R2=2; Rx=16 là một biến trở tiết diện đều với con chạy C di chuyển được từ M đến N và nược lại. Hiệu điện thế U có giá trị không đổi. Vôn kế có điện tở vô cùng lớn; Điện trở của ampe kế, con chạy c và dây dẫn không đáng kể.
Khi C ở chính giữa MN thì vôn kế chỉ 10V. Tìm số chỉ của ampe kế và giá trị hiệu điện thế U.
Xác định vị trí của C để công suất tiêu thụ trên toàn biến trở là cực đại. Tìm giá trị cực đại đó.
Đổi chỗ ampe kế và vôn kế với nhau. Tìm số chỉ của ampe kế và vôn kế khi đó.
Bài 4: Tấm ván OB có khối lượng không đáng kể, đầu O đặt trên 1 dao cứng tại O, đầu B được treo bằng 1 sợi dây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Khánh Dư
Dung lượng: 594,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)